Nhân viên lái tàu có được lái các phương tiện giao thông đường sắt khác phương tiện được quy định trong giấy phép không?
- Nhân viên lái tàu có được lái các phương tiện giao thông đường sắt khác phương tiện được quy định trong giấy phép không?
- Để được cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác thì cần có thời gian phụ lái bao lâu?
- Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đang khai thác thông qua những hình thức nào?
Nhân viên lái tàu có được lái các phương tiện giao thông đường sắt khác phương tiện được quy định trong giấy phép không?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Giấy phép lái tàu
...
4. Sử dụng giấy phép lái tàu
a) Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
b) Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
c) Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này.
Theo đó, nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu.
Nhân viên lái tàu có được lái các phương tiện giao thông đường sắt khác phương tiện được quy định trong giấy phép không?
Để được cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác thì cần có thời gian phụ lái bao lâu?
Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép lái tàu
Người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác
a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp;
c) Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này;
d) Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam
a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án;
c) Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, để được cấp giấy phép lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác thì phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel); giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện); giấy phép lái đầu máy hơi nước và 12 tháng trở lên đối với giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.
Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đang khai thác thông qua những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Thủ tục cấp giấy phép lái tàu cho lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác
1. Hồ sơ đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu
a) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử văn bản đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt (sau đây gọi là doanh nghiệp) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ của cá nhân:
Bản gốc hoặc bản điện tử đơn đề nghị sát hạch cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản gốc hoặc bản điện tử hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có chứng thực bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;
03 ảnh màu cỡ 3x4cm ảnh chụp hoặc ảnh điện tử chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Các hình thức nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan cấp giấy phép lái tàu theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa;
b) Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia;
c) Nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
...
Theo đó, có các hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đang khai thác sau:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa;
- Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia;
- Nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?