Nhân viên gác hầm đường sắt phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Nhân viên gác hầm đường sắt phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt
1. Tiêu chuẩn: Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
Theo đó, nhân viên gác hầm đường sắt phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;
- Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.
Nhân viên gác hầm đường sắt phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Nhân viên gác hầm đường sắt có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt
...
2. Nhiệm vụ:
a) Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;
b) Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
d) Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
3. Quyền hạn: Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Theo Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định thì nhân viên gác hầm đường sắt là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Theo đó, nhân viên gác hầm đường sắt có nhiệm vụ ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt và các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;
- Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;
- Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Đồng thời, theo quy định về quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt nêu trên, nhân viên gác hầm đường sắt được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Nhân viên gác hầm đường sắt được đảm nhận công việc của chức danh nào?
Tại điểm k khoản 1 Điều 18 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định như sau:
Đảm nhiệm chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh điều độ chạy tàu tuyến được làm công việc của các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
b) Chức danh điều độ chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
c) Chức danh trực ban chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
d) Chức danh trưởng tàu được làm công việc của các chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
đ) Chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn được làm công việc của các chức danh trưởng tàu hàng, trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
e) Chức danh trưởng dồn được làm công việc của các chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;
g) Chức danh lái tàu được làm công việc của chức danh phụ lái tàu;
h) Chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe được làm chung công việc của nhau;
i) Các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được làm chung công việc của nhau;
k) Các chức danh gác cầu chung, gác đường ngang, gác hầm được làm chung công việc của nhau.
Như vậy, nhân viên gác hầm đường sắt được làm công việc của chức danh gác đường ngang, gác cầu chung đường sắt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?