Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có bao gồm từ lệ phí tuyển sinh do người học đóng không?
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có bao gồm từ lệ phí tuyển sinh do người học đóng không?
Căn cứ tại Điều 36 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác.
b) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trung tâm, bao gồm:
- Học phí, lệ phí tuyển sinh do người học đóng;
- Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
c) Các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn thu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục
a) Thu học phí, lệ phí tuyển sinh;
b) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu;
d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
- Kinh phí khác.
e) Nguồn khác: tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Theo đó, một trong những nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là từ lệ phí tuyển sinh do người học đóng.
Nguồn tài chính của trung tâm giáo dục nghề nghiệp có bao gồm từ lệ phí tuyển sinh do người học đóng không?
Kế hoạch tuyển sinh hàng năm của trung tâm giáo dục nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 21 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Tuyển sinh
1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của trung tâm.
2. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, kế hoạch tuyển sinh hàng năm của trung tâm giáo dục nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của trung tâm.
Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?