Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm các nghề thủ công mỹ nghệ nào?
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm các nghề thủ công mỹ nghệ nào?
Căn cứ theo Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH trong đó có quy định các nghề hủ công mỹ nghệ người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm giờ là những nghề như sau:
Thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được làm thêm các nghề thủ công mỹ nghệ nào?
Sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Theo đó, sử dụng lao động chưa thành niên phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách.
- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe và học tập trong quá trình lao động.
- Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm và kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Thuê lao động chưa thành niên bán thuốc lá bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có điểm, khoản bị bãi bỏ bởi khoản 17 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định:
Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;
b) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;
c) Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.
Ngoài ra khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định 98/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ 1 số trường hợp nhất định quy định như trên. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Vậy nếu thuê người lao động chưa thành niên bán thuốc lá có thể bị phạt tiền:
+ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm;
+ Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?