Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Bộ Công Thương được xác định như thế nào?
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Bộ Công Thương được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức; nội dung, hình thức xét tuyển công chức; xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng quyết định.
Đối tượng xét tuyển công chức; nội dung, hình thức xét tuyển công chức; xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức được thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 12 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Bộ Công Thương được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, người trúng tuyển trong kỳ thi xét tuyển công chức Bộ Công Thương được xác định như sau:
- Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Bộ Công Thương phải có đủ các điều kiện sau:
+ Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển;
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức Bộ Công Thương được xác định như thế nào?
Ai có thẩm quyền quyết định công nhận kết quả xét tuyển công chức Bộ Công Thương?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, Hội đồng tuyển dụng công chức có nhiệm vụ báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quyết định công nhận kết quả xét tuyển công chức.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền quyết định công nhận kết quả xét tuyển.
Những việc công chức Bộ Công Thương phải làm về đạo đức, lối sống là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023, những việc công chức Bộ Công Thương phải làm về đạo đức, lối sống, tinh thần và thái độ làm việc gồm:
- Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân; xây dựng và bảo vệ uy tín, hình ảnh của người công chức của đơn vị, của Bộ.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, công chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, giải quyết công việc theo vị trí công tác, sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công, không kén chọn chức danh, vị trí công tác, chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Phải có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tận tụy với công việc; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ gìn, bảo vệ tải sản chung của cơ quan, đơn vị.
- Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành, không được cơ hội, ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật về công chức và Luật Lao động. Riêng đối với công chức ở lĩnh vực thanh tra và các hoạt động nghề nghiệp khác, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023, phải thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?