Người trực tiếp chế biến thức ăn của nhà hàng không được mắc bệnh gì?

Tôi muốn hỏi nếu thuê người nấu ăn tại nhà hàng thì có quy định về người đó không mắc những bệnh nào không? Câu hỏi của anh Danh (Phan Thiết).

Nhà hàng cần đáp ứng những điều kiện gì để bảo đảm an toàn thực phẩm?

Theo Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Như vậy, nhà hàng cần đáp ứng những điều kiện sau đây để đảm bảo an toàn thực phẩm:

- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 Người trực tiếp chế biến thức ăn của nhà hàng không được mắc bệnh gì?

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (Hình từ Internet)

Người trực tiếp chế biến thức ăn tại nhà hàng không được mắc bệnh gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế
...
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Như vậy, một trong những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống là tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp chế biến thức ăn.

Đối với người đang trực tiếp chế biến thực ăn tại nhà hàng được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Để người bệnh trực tiếp chế biến thức ăn tại cơ sở kinh doanh ăn uống bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 6 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về các hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Như vậy, nhà hàng giao cho người đang mắc các bệnh theo quy định trực tiếp chế biến thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, còn có thể bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng.

An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đánh giá chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản hạng 4 phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Quyền của Đánh giá chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản hạng 3 hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Đánh giá chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản hạng 2 có những quyền gì?
Lao động tiền lương
Người trực tiếp chế biến thức ăn của nhà hàng không được mắc bệnh gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn thực phẩm
5,530 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ 20 văn bản về Bảo hiểm y tế mới nhất Xem toàn bộ 12 văn bản về An toàn thực phẩm mới nhất Quy định về Phòng, chống tác hại của rượu bia mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào