Người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã sẽ được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã đúng không?
Người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã sẽ được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã đúng không?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về tiếp nhận vào làm công chức cấp xã như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức cấp xã
1. Đối tượng tiếp nhận:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
c) Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm);
d) Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã sẽ được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã trừ trường hợp người đó bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm.
Có nghĩa là người bị kỷ luật áp dụng hình thức bãi nhiệm dẫn đến thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã thì sẽ không được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã.
Người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã sẽ được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã đúng không? (Hình từ Internet)
Có những hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp xã?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã
Kỷ luật cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp luật, Điều lệ Đảng, tổ chức chính trị - xã hội có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó.
Theo đó, kỷ luật công chức cấp xã sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó, các hình thứuc kỷ luật công chức cấp xã như sau:
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Các nội dung quản lý công chức cấp xã bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã.
2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
3. Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.
4. Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
5. Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã.
7. Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.
9. Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã.
Theo đó, các nội dung quản lý công chức cấp xã bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về công chức cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức cấp xã.
- Quy định chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của công chức cấp xã.
- Quy định số lượng công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp xã.
- Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về công chức cấp xã.
- Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức cấp xã.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức cấp xã.
- Các công tác khác liên quan đến quản lý công chức cấp xã.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?