Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam là ai? Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?

Ai là người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam? Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?

Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam là ai?

- Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam được nhiều người biết đến là Chu Văn An. Ông sinh ngày 6 tháng 10 năm 1292 và mất năm 1370 tại làng Văn Thôn, Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chu Văn An là một nhà giáo lỗi lạc, nổi tiếng với sự chính trực và tâm huyết trong việc giáo dục. Ông đã có công lớn trong việc xây dựng và phát triển Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam

- Khi còn là người đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam. Ông được coi là người thầy chuẩn mực, được người đời thán phục vì phẩm chất thanh cao cũng như tài năng nỗi lạc của mình.

- Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam là ai? Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?

Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam là ai? Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?

Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?

Căn cứ tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Theo đó, tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là:

- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ;

- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục có quy định về chế độ làm việc của nhà giáo không?

Căn cứ tại Điều 104 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.

Theo đó, một trong những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục là quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.

Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục có quy định về chế độ làm việc của nhà giáo.

Nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người thầy giáo đầu tiên của Việt Nam là ai? Tiêu chuẩn của nhà giáo hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Nhà giáo có những quyền gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Chuẩn nhà giáo gồm các tiêu chuẩn nào theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Các hành vi nào của nhà giáo bị nghiêm cấm theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Đề xuất 05 tiêu chí nghiệp vụ nhà giáo dạy cao đẳng nghề?
Lao động tiền lương
Đề xuất 03 tiêu chí chuyên môn để đánh giá nhà giáo dạy cao đẳng nghề?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nhà giáo
1,025 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách văn bản hướng dẫn Chính sách giáo dục mới nhất hiện nay Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024: Tổng hợp văn bản về quy chế tuyển sinh Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục mầm non Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục tiểu học Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục phổ thông Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục thường xuyên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào