Người phiên dịch trong khám chữa bệnh có bắt buộc phải thông qua kiểm tra không?

Cho tôi hỏi nếu muốn trở thành người phiên dịch trong khám chữa bệnh thì bắt buộc phải thông qua kiểm tra đúng không? (Q.A - Yên Bái)

Người phiên dịch trong khám chữa bệnh có bắt buộc phải thông qua kiểm tra không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh như sau:

Tiêu chí để công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra để công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi người phiên dịch có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
...

Theo đó, thông thường để được công nhận là đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ trong khám chữa bệnh thì sẽ phải qua kiểm tra và công nhận bởi người có thẩm quyền, tuy nhiên, có một số trường hợp không cần thông qua kiểm tra là:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

- Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.

Lưu ý: Các văn bằng chứng chỉ được cấp trong thời gian không quá 05 năm.

Người phiên dịch trong khám chữa bệnh có bắt buộc phải thông qua kiểm tra không?

Người phiên dịch trong khám chữa bệnh có bắt buộc phải thông qua kiểm tra không?

Cơ sở giáo dục công nhận người có đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định:

Điều kiện đối với cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
Cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là trường đại học chuyên ngành y của Việt Nam.
2. Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của một trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
3. Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, cơ sở giáo dục công nhận người có đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Là trường đại học chuyên ngành y ở Việt Nam;

- Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của một trong 06 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh.

Hồ sơ đề nghị công nhận người đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh gồm những giấy tờ nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
...

Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận người có đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh gồm:

- Đơn đề nghị công nhận đủ trình độ phiên dịch trong khám chữa bệnh;

- Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;

- Hai ảnh 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

- Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.

Người phiên dịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người phiên dịch trong khám chữa bệnh có bắt buộc phải thông qua kiểm tra không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người phiên dịch
2,128 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người phiên dịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người phiên dịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào