Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được đề xuất tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản không?

Đối tượng nào có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? Có được đề xuất tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản không?

Đối tượng nào có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định:

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Theo đó, đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là:

- Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

+ Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần;

+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng;

+ Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền;

- Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được đề xuất tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản không?

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được đề xuất tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản không?

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được đề xuất tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản không?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Phá sản 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản.
3. Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
4. Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực.

Theo đó, trước khi mở thủ tục phá sản người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên.

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bằng phương thức nào?

Căn cứ tại Điều 30 Luật Phá sản 2014 quy định:

Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Theo đó, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bằng một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;

- Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.

Mở thủ tục phá sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được đề xuất tên Quản tài viên trước khi mở thủ tục phá sản không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mở thủ tục phá sản
165 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mở thủ tục phá sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mở thủ tục phá sản

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tất tần tật các văn bản hướng dẫn về Phá sản năm 2024 Tất tần tật văn bản hướng dẫn thành lập, hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào