Người nhận lương hưu cao nhất hiện nay là bao nhiêu?
Người nhận lương hưu cao nhất hiện nay là bao nhiêu?
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay mức hưởng lương hưu cao nhất cả nước của người lao động là 124.714.600 đồng/tháng. Đây là mức lương hưu tính đến tháng 06/2023 của ông P.P.N.T (Thành phố Hồ Chí Minh).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết ông T trước khi nghỉ hưu đã công tác ở vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc của một công ty FDI. Thời gian ông T tham gia đóng bảo hiểm xã hội là trong vòng 23 với mức đóng bảo hiểm xã hội bình quân của ông T cụ thể như sau:
- Giai đoạn trước năm 2007, trước khi Luật Bảo hiểm xã hội 2006 có hiệu lực, do không bị giới hạn mức trần, mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân theo tháng của ông T lên đến 200 triệu đồng/ tháng.
- Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội 2006 bắt đầu có hiệu lực, mức trần tiền lương đóng BHXH được giới hạn cao nhất bằng 20 lần số tiền lương tối thiểu của một tháng (hay còn gọi là lương cơ sở). Do đó, khoảng thời gian từ năm 2007 – tháng 03/2015, mức đóng bảo hiểm xã hội bình quân theo tháng của ông T rơi vào khoảng 15,4 triệu đồng.
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 42/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh mức hưởng lương hưu dành cho người lao động. Cụ thể:
Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu đối với các đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP mà đã được điều chỉnh lương hưu theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Tăng thêm đến 20,8% trên mức lương hưu đối với các đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP nhưng chưa được điều chỉnh lương hưu theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.
Đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP
Theo đó, mức hưởng lương hưu cao nhất của ông T., sau 1/7/2023 dự kiến sẽ tăng thêm 12,5%, rơi vào mức 140.000.000 đồng. Tức là tăng hơn 15.000.000 đồng so với mức hưởng lương hưu cũ.
Người nhận lương hưu cao nhất hiện nay là bao nhiêu?
Mức hưởng lương hưu hằng tháng năm 2023 được quy định ra sau?
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH.
Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.
Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2023, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
- Với lao động nam: tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
- Với lao động nữ: tham gia BHXH đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
Vào thời điểm nào người lao động được hưởng lương hưu?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng lương hưu của người lao động:
Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
...
Theo đó, trong điều kiện bình thường thì thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
Với đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?