Người lao động trong Bộ Quốc phòng được trợ cấp những chế độ nào của bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Người lao động trong Bộ Quốc phòng được trợ cấp những chế độ nào của bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 37/2017/TT-BQP quy định:
Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Đối với SQ, QNCN, người làm công tác cơ yếu, CN, VCQP và các đối tượng hưởng lương khác:
a) Chế độ ốm đau, gồm:
- Trợ cấp ốm đau (bản thân ốm, con ốm);
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm.
b) Chế độ thai sản, gồm:
- Trợ cấp thai sản (khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; sinh con; lao động nam có vợ sinh con; người mang thai hộ; người mẹ nhờ mang thai hộ khi nhận con; nhận nuôi con nuôi; đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản);
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi;
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
c) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm:
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động;
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng;
- Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;
- Trợ cấp phục vụ;
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tại gia đình; tại nơi tập trung).
d) Chế độ hưu trí gồm:
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu;
- BHXH một lần khi phục viên;
- BHXH một lần khi thôi việc;
- Trợ cấp một lần đối với thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực khi nghỉ hưu, phục viên, thôi việc (nếu có).
đ) Chế độ tử tuất, gồm:
- Trợ cấp mai táng;
- Trợ cấp tuất một lần;
- Trợ cấp một lần đối với thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực (nếu có).
2. Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ, học viên cơ yếu:
a) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm:
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng;
- Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;
- Trợ cấp người phục vụ;
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tại gia đình; tại nơi tập trung).
b) Chế độ xuất ngũ: BHXH một lần khi xuất ngũ.
c) Chế độ tử tuất, gồm:
- Trợ cấp mai táng;
- Trợ cấp tuất một lần.
Như vậy, người lao động trong Bộ Quốc phòng được trợ cấp những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây:
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu, công nhân, viên chức quốc phòng và các đối tượng hưởng lương khác được trợ cấp:
+ Chế độ ốm đau;
+ Chế độ thai sản;
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ hưu trí.
+ Chế độ tử tuất.
- Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ, học viên cơ yếu được trợ cấp:
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ xuất ngũ;
+ Chế độ tử tuất.
Người lao động trong Bộ Quốc phòng được trợ cấp những chế độ nào của bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2017/TT-BQP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
a) Sĩ quan (SQ), quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây gọi tắt là người làm công tác cơ yếu);
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ, BS), học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (sau đây gọi tắt là học viên cơ yếu);
c) Công nhân, viên chức quốc phòng (CN, VCQP), công chức, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân;
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là lao động hợp đồng).
...
Như vậy, người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm những đối tượng được quy định như trên.
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung chi nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 37/2017/TT-BQP quy định:
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Chi phí quản lý BHXH thực hiện theo quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm các nội dung chi sau:
a) Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng;
b) Chi thường xuyên đặc thù;
c) Chi không thường xuyên.
Theo đó, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung chi sau:
- Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng;
- Chi thường xuyên đặc thù;
- Chi không thường xuyên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?