Người lao động tra cứu mã số BHXH bằng CCCD như thế nào?
Người lao động tra cứu mã số BHXH bằng Căn cước công dân như thế nào?
Để tra cứu mã số BHXH bằng căn cước công dân, người lao động có thể thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Truy cập Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam qua đường link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/
Tại trang chủ, nhấn chọn mục "Tra cứu trực tuyến"
Bước 2: Nhập thông tin tra cứu
Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến” chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”
Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết để tra cứu số BHXH.
Khi nhập thông tin cần lưu ý:
(1): Nhập tỉnh/thành phố của người cần tra cứu mã số BHXH;
(2): Phải nhập ít nhất 1 trong các thông tin (Số CMND, Ngày sinh, Mã số BHXH) để tra cứu thông tin;
(3): Họ và tên của người cần tra cứu mã số BHXH. Có thể chọncó dấu hoặc không có dấu.
Các thông tin có chứa dấu (*) là các thông tin bắt buộc phải nhập.
Bước 4: Tick vào ô “Tôi không phải người máy và nhấn chọn “Tra cứu” để thực hiện lệnh tra cứu.
Hệ thống sẽ trả về kết quả tra cứu như sau:
Kết quả số sổ BHXH cũng chính là dãy "Mã số BHXH" được hiển thị trong bảng kết quả trả về.
Người lao động tra cứu mã số BHXH bằng CCCD như thế nào?
Mã số BHXH của người lao động dùng để làm gì?
Tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
...
Theo đó, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất mà cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho người tham gia, không trùng lặp với bất cứ ai. Mã số này sẽ ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
Hiện nay, mã số BHXH được dùng chủ yếu để giúp người tham gia đóng bảo hiểm xã hội:
- Xác định/định danh người tham gia bảo hiểm xã hội trên hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Dùng đăng ký tài khoản bảo hiểm xã hội để đăng nhập cổng dịch vụ công bảo hiểm xã hội việt Nam/ ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID.
Người lao động nên làm gì nếu phát hiện công ty chậm đóng BHXH?
Sau khi tra cứu mã số BHXH, người lao động phát hiện công ty chậm đóng BHXH cho mình thì người lao động có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền và lợi ích của mình:
- Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết việc chậm đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.
Công ty chậm đóng BHXH cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
…
Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
…
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, nếu công ty chậm đóng BHXH sẽ bị phạt từ từ 24 % đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không quá 150.000.000 đồng và áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?