Người lao động thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ vay vốn khi đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng?
- Điều kiện để người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội là gì?
- Người lao động thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ vay vốn khi đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng?
- Người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng những chính sách hỗ trợ gì ngoài chính sách hỗ trợ vay vốn?
Điều kiện để người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN năm 2019 quy định:
4. Điều kiện cho vay
Đối tượng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
4.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
4.2. Cư trú hợp pháp tại địa phương;
4.3. Có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
4.4. Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHCSXH (nếu có);
4.5. Các đối tượng sau cần có thêm điều kiện:
- Đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 2.5 Khoản 2 văn bản này có Quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất;
- Đối tượng vay vốn quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 văn bản này có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện để người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Cư trú hợp pháp tại địa phương.
- Có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Chính sách xã hội (nếu có).
Người lao động thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ vay vốn khi đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng? (Hình từ Internet)
Người lao động thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ vay vốn khi đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:
Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy
Như vậy, theo quy định trên, người lao động thuộc hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn khi đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
Người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng những chính sách hỗ trợ gì ngoài chính sách hỗ trợ vay vốn?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định:
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Theo đó, người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?