Người lao động tham gia giao thông gây hậu quả thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có chịu trách nhiệm không?
- Người lao động tham gia giao thông gây hậu quả thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có chịu trách nhiệm không?
- Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra không?
- Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông thế nào?
-
Người lao động tham gia giao thông gây hậu quả thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có chịu trách nhiệm không?
Theo Điều 57 Luật Đường bộ 2024 quy định:
Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và sử dụng người lái xe bảo đảm đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
c) Công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
e) Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật.
2. Việc vận tải hành khách bằng xe ô tô phải thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật này và thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nguồn lực địa phương quyết định hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; hỗ trợ kinh phí hoạt động vận tải hành khách công cộng băng xe buýt; hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua chính sách miễn, giảm giá vé.
Theo đó nếu người lao động tham gia giao thông gây hậu quả do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô sẽ chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm.
Người lao động tham gia giao thông gây hậu quả thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có chịu trách nhiệm không? (Hình từ Internet)
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra không?
Theo Điều 58 Luật Đường bộ 2024 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
...
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành và thực hiện đầy đủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé, giá trị hợp đồng vận tải;
c) Thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá; cung cấp vé, chứng từ thu tiền vận tải;
d) Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện việc miễn giảm giá vé đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật;
e) Không được để tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô loại hình vận tải hành khách thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
g) Không được sử dụng người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện vận tải hành khách.
Theo đó đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do người lao động của mình gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật.
Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông thế nào?
Theo Điều 6, Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định thì tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông như sau:
- Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
- Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
- Tốc độ tối đa của xe ô tô trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?