Người lao động tham gia công đoàn có được tư vấn pháp luật về lao động miễn phí không?

Cho tôi hỏi người lao động tham gia công đoàn có được tư vấn pháp luật về lao động miễn phí không? Câu hỏi từ chị L.H.M (Kiên Giang).

Người lao động tham gia công đoàn có được tư vấn pháp luật về lao động miễn phí không?

Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:

Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Theo đó, người lao động tham gia công đoàn thì được công đoàn tư vấn pháp luật miễn phí về lao động, công đoàn.

Người lao động tham gia công đoàn có được tư vấn pháp luật về lao động miễn phí không?

Người lao động tham gia công đoàn có được tư vấn pháp luật về lao động miễn phí không? (Hình từ Internet)

Đoàn viên công đoàn có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 19 Luật Công đoàn 2012 quy định về trách nhiệm của đoàn viên công đoàn, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Theo đó, đoàn viên công đoàn có trách nhiệm:

- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Có bắt buộc người lao động tham gia công đoàn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Theo đó, người lao động có quyền gia nhập công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2012.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người lao động được quyết định như sau:

Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Người lao động được quyết định những nội dung sau:
a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
đ) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
2. Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người lao động được quyền quyết định việc gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Tham gia công đoàn được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tùy vào nhu cầu, mong muốn của người lao động.

Do đó không bắt buộc người lao động phải tham gia công đoàn.

Tham gia công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động không tham gia công đoàn có được công đoàn trợ cấp do tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Con của người lao động tham gia công đoàn có được hưởng quyền lợi gì không?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia công đoàn có được tư vấn pháp luật về lao động miễn phí không?
Lao động tiền lương
Người lao động không tham gia công đoàn tại công ty có được không?
Lao động tiền lương
Bắt buộc người lao động tham gia công đoàn để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động bị xử lý như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tham gia công đoàn
455 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham gia công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham gia công đoàn

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào