Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng kể từ thời điểm nào?
- Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là gì?
- Thời điểm hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là khi nào?
- Mức hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là gì?
Theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí khi:
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
- Năm 2023, lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ là từ đủ 56 tuổi.
+ Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng kể từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là khi nào?
Theo quy định tại Điều 76 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH về thời điểm hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
- Thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.
+ Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời Điểm hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Ví dụ 1: Bà D ở Ví dụ 5 sinh ngày 01/12/1967, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 22 năm từ tháng 7/1995 đến tháng 6/2017. Thời Điểm hưởng lương hưu của bà D được tính từ ngày 01/01/2018.
+ Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh của người tham gia bảo hiểm xã hội (chỉ có năm sinh) thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.
Ví dụ 2: Ông G sinh ngày 21/8/1957, tính đến hết tháng 8/2017 có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Ông G vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 12/2017. Trong tháng 12/2017, ông G có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời Điểm hưởng lương hưu của ông G được tính từ ngày 01/01/2018.
Ví dụ 3: Bà E ở Ví dụ 6 tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đến hết tháng 02/2018 thì dừng đóng và đến tháng 7/2018 có yêu cầu hưởng lương hưu. Thời Điểm hưởng lương hưu của bà E được tính từ ngày 01/3/2018, bà E được truy lĩnh tiền lương hưu của những tháng chưa nhận nhưng không bao gồm tiền lãi.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì:
+ Thời Điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Ví dụ 4: Tháng 8/2016, bà G đủ 55 tuổi và có 17 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Bà G có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Ngay trong tháng 8/2016 bà G đóng đủ số tiền cho những năm thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời Điểm hưởng lương hưu của bà G được tính từ ngày 01/9/2016.
Ví dụ 5: Ông H tính đến hết tháng 3/2017 đủ 60 tuổi và có 18 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ông H có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. Cho đến tháng 6/2018 ông H mới đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy, thời Điểm hưởng lương hưu của ông H được tính từ ngày 01/7/2018.
Mức hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng
Trong đó:
* Tỷ lệ hưởng lương hưu như sau:
- Lao động nam:
+ Từ năm 2020 tỷ lệ là 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH
+ Cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
- Lao động nữ:
+ Tỷ lệ là 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH
+ Cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
* Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?