Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bằng hình thức giao dịch điện tử được hay không?
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 166/2016/NĐ-CP như sau:
1. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là các giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Theo đó, giao dịch điện tử BHXH là các giao dịch bảo hiểm xã hội được thực hiện bằng phương thức điện tử bao gồm:
- Đăng ký tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
- Đăng ký tham gia giao dịch điện tử trong bảo hiểm y tế;
- Đăng ký tham gia giao dịch điện tử trong bảo hiểm thất nghiệp;
- Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
- Giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Trao đổi thông tin liên quan đến việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bằng hình thức giao dịch điện tử được hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bằng hình thức giao dịch điện tử được hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 166/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, phương thức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có chứng thư số còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp.
b) Có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
...
Theo đó, người lao động tham gia giao dịch điện tử BHXH khi đáp ứng các điều kiện:
- Có chứng thư số còn hiệu lực (chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi) do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nhưng chưa được cấp chứng thư số thì được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp.
+ Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
+ Mã xác thực giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là mật khẩu dùng một lần cho từng lần giao dịch được sử dụng đối với cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội chưa có chứng thư số. Mật khẩu này được gửi từ Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến số điện thoại di động hoặc địa chỉ thư điện tử của cá nhân đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phương thức tham gia giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 166/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, phương thức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
..
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, người lao động có thể tham gia giao dịch điện tử BHXH thông qua các hình thức sau:
- Tham gia trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn)
- Tham gia thông qua Tổ chức I-VAN. (https://baohiemxahoidientu.vn/)
Trong đó:
- Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là điểm truy cập trên môi trường mạng của hệ thống công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nhận, truyền thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội với tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử và với Tổ chức I-VAN.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN (hay còn được gọi là Tổ chức I-VAN) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?