Người lao động ở khu vực nông thôn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm căn cứ vào đâu?
Người lao động ở khu vực nông thôn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Việc làm 2013 quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn như sau:
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn
1. Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
2. Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:
a) Hỗ trợ học nghề;
b) Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề;
c) Giới thiệu việc làm miễn phí;
Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật này.
Theo đó, người lao động ở khu vực nông thôn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Người lao động ở khu vực nông thôn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn ở đâu?
Căn cứ Điều 36 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng và nội dung hỗ trợ, cụ thể như sau:
Đối tượng và nội dung hỗ trợ
1. Đối tượng
Người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn của cả nước.
2. Nội dung
a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng.
c) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
d) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề.
đ) Hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
e) Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn là người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn nông thôn gồm: Các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Theo đó, hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho lao động nông thôn ở các thôn, các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Người lao động ở khu vực nông thôn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Theo đó, người lao động ở khu vực nông thôn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Ngoài ra, theo Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Như vậy, người lao động ở khu vực nông thôn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?