Người lao động nước ngoài sử dụng giấy phép lao động giả thì có bị xử lý hình sự?
Trách nhiệm đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc về ai?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 thì việc có giấy phép lao động là một điều kiện quan trọng để người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam và đây cũng là thành phần hồ sơ để đề nghị cấp visa lao động cho người nước ngoài.
Theo Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về người có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như sau:
- Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức sau:
+ Thực hiện hợp đồng lao động;
+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
+ Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tình nguyện viên;
+ Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
+ Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức sau:
+ Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
+ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức sau:.
+ Chào bán dịch vụ;
+ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
Theo đó, trách nhiệm xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động là của người sử dụng lao động thuê người nước ngoài đó.
Người lao động nước ngoài sử dụng giấy phép lao động giả thì trách nhiệm thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Sử dụng giấy phép lao động giả bị xử lý hình sự thế nào?
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Theo đó, người nào có hành vi sử dụng giấy phép lao động giả để thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị khởi tố về Tội sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật với mức hình phạt như sau:
- Nhẹ thì phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Nặng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm từ 02 đến 05 giấy tờ khác;
+ Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi:
+ Làm 06 giấy tờ khác trở lên;
+ Sử dụng giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thẩm quyền cấp giấy phép lao động hiện nay thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về thẩm quyền cấp giấy phép lao động như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động khi người lao động nước ngoài làm việc cho:
+ Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập
+ Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác
+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc có thẩm quyền cấp giấy phép lao động khi người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động sau:
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
+ Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Người lao động nước ngoài làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập
+ Người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác
+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo đó, chỉ có Bộ LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH mới là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?