Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế không?
Người lao động nước ngoài có thể làm ở Việt Nam ở những vị trí nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng lao động quốc tịch nước ngoài vào làm việc với vị trí mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, bao gồm các vị trí sau đây:
- Nhà quản lý;
- Giám đốc điều hành;
- Chuyên gia;
- Lao động kỹ thuật.
Trong đó:
- Nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu là người quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
+ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty;
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
- Giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP
- Chuyên gia theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP
- Lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế không?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
...
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm y tế khi có giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.
Lao động nước ngoài được ký hợp đồng lao động mấy lần?
Căn cứ Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
...
Theo quy định trên, đối với việc giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài không giới hạn số lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Lưu ý: Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?