Người lao động nước ngoài có thể làm việc trên tàu biển Việt Nam hay không?
Người lao động nước ngoài có thể làm việc trên tàu biển Việt Nam hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BGTVT như sau:
Điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Điều kiện chung:
a) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên và đảm bảo tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam;
b) Có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
c) Có hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ Công ước Lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế. Hợp đồng lao động thuyền viên phải phù hợp với giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc điện cấp giấy phép lao động;
d) Có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch cấp;
đ) Có sổ thuyền viền;
e) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển.
2. Điều kiện chuyên môn:
a) Có đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp. Trường hợp chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cửa quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam ký thỏa thuận công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp theo quy tắc II/1, II/2, II/3, II/4, II/5, III/1, III/2, III/3, III/4, III/5, III/6, III/7, IV/2, V/1-1, V/1-2 của Công ước STCW thì phải có Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
b) Kinh nghiệm: đã có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
3. Thuyền viên nước ngoài thực tập trên tàu biển Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này và có đủ Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đã được Việt Nam thỏa thuận về việc công nhận chứng chỉ chuyên môn cấp, phù hợp với loại tàu thực tập.
Theo đó, người lao động nước ngoài có thể làm việc trên tàu biển Việt Nam. Tuy nhiên để làm việc trên tàu biển Việt Nam thì thuyền viên nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Người lao động nước ngoài có thể làm việc trên tàu biển Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người lao động nước ngoài khi làm việc trên tàu biển Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam
1. Thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật quốc gia nơi tàu biển đang hoạt động.
3. Khi làm việc trên tàu biển Việt Nam, ngoài các tài liệu, giấy tờ, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế có liên quan, phải chuẩn bị hợp đồng lao động thuyền viên, giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (bản sao có chứng thực hoặc bản gốc) để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng khi cần thiết.
Theo đó, một số trách nhiệm của thuyền viên nước ngoài khi làm việc trên tàu biển Việt Nam như sau:
- Thực hiện đúng hợp đồng lao động;
- Chấp hành quy định pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật quốc gia nơi tàu biển đang hoạt động.
- Chuẩn bị các giấy tờ để xuất trình khi có kiểm tra:
+ Tài liệu, giấy tờ, chứng chỉ chuyên môn
+ Hợp đồng lao động thuyền viên
+ Giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động
+ Các giấy tờ có thể là bản sao có chứng thực hoặc bản gốc
Chủ tàu có trách nhiệm như thế nào khi sử dụng thuyền viên nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 43/2019/TT-BGTVT về trách nhiệm của chủ tàu khi sử dụng thuyền viên nước ngoài như sau:
- Hướng dẫn cho thuyền viên nước ngoài khi làm việc trên tàu biển Việt Nam;
- Hướng dẫn cho thuyền viên nước ngoài thực hiện đúng quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Khai báo ngày xuống; rời tàu và việc bố trí chức danh cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam do mình quản lý bằng phương thức điện tử vào Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên của Cục Hàng hải Việt Nam và chịu trách nhiệm về việc khai báo của mình;
- Trường hợp có vấn đề phát sinh liên quan đến việc sử dụng thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam thì phải báo cáo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền liên quan của Việt Nam;
- Quyết định hoặc giao cho thuyền trưởng quyết định ngôn ngữ làm việc chung trên tàu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh trường hợp sử dụng ngôn ngữ khác thì chủ tàu quyết định cụ thể;
- Ngôn ngữ làm việc trên tàu phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?