Người lao động lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Người lao động lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Hành vi lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau được hiểu như thế nào? - Câu hỏi của anh Danh (TPHCM).

Hành vi lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau được hiểu như thế nào?

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP như sau:

Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự
1. Lập hồ sơ giả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự là hành vi lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong đó có giấy tờ, tài liệu giả (ví dụ: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...) để thanh toán các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm cho người lao động và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, việc lập hồ sơ giả là hành vi lập hồ sơ bảo hiểm xã hội trong đó có giấy tờ, tài liệu giả để thanh toán chế độ ốm đau cho người lao động.

Giấy tờ, tài liệu giả ví dụ như: giấy tờ, tài liệu không có thật, không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp không đúng quy định, không đúng thẩm quyền, không đúng thời hạn...

Lập hồ sơ giả

Người lao động lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Người lao động lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người lao động lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gian lận bảo hiểm xã hội.

Tùy theo mức độ vi phạm mà người lao động phải chịu hình phạt ở mức:

- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm

- Phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm

Ngoài ra người lao động có thể bị phạt bổ sung như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Tội gian lận bảo hiểm xã hội là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...

Và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
...

Theo đó, Tội gian lận bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 được xem là tội phạm ít nghiêm trọng.

Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Tội gian lận bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 là 05 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện.

Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động lập hồ sơ giả để hưởng chế độ ốm đau có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Truy cứu trách nhiệm hình sự
1,631 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Truy cứu trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Truy cứu trách nhiệm hình sự

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết Trọn bộ quy định về phòng chống và xử lý tiền giả mới nhất Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Toàn bộ quy định về Hoạt động từ thiện mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào