Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam bắt buộc phải có sổ thuyền viên hay không?

Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam bắt buộc phải có sổ thuyền viên hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp số thuyền viên cho người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam? - Câu hỏi của anh Tiến (TPHCM).

Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam bắt buộc phải có sổ thuyền viên hay không?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Thuyền viên làm việc trên tàu biển
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
d) Có sổ thuyền viên;
đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
...

Theo đó, đối với bất cứ thuyền viên nào làm việc trên tàu biển Việt Nam đều phải có sổ thuyền viên.

Sổ thuyền viên

Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam bắt buộc phải có sổ thuyền viên hay không? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp số thuyền viên cho người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT như sau:

Đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên
1. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.
Những quy định tại Chương này cũng áp dụng đối với trường hợp học viên thực tập trên tàu biển là công dân Việt Nam.
2. Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý thuyền viên, tổ chức quản lý và hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện.
3. Cơ quan đăng ký thuyền viên bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức, quản lý hoạt động của các cơ quan đăng ký thuyền viên và quyết định ủy quyền Cảng vụ hàng hải thực hiện việc đăng ký thuyền viên khi cần thiết.
4. Cơ quan đăng ký thuyền viên có trách nhiệm:
a) Lập và quản lý Sổ đăng ký thuyền viên;
b) Thực hiện việc đăng ký thuyền viên vào Sổ đăng ký thuyền viên;
c) Cấp Sổ thuyền viên cho thuyền viên;
d) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Sổ thuyền viên.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp số thuyền viên cho người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam là:

- Cục Hàng hải Việt Nam;

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng;

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.

Trách nhiệm của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đối với sổ thuyền viên?

Theo quy định tại Điều 50 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT như sau:

Trách nhiệm của người được cấp Sổ thuyền viên
Mỗi thuyền viên chỉ được cấp một Sổ thuyền viên. Thuyền viên có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản Sổ thuyền viên; không được tẩy, xóa, sửa chữa những nội dung trong Sổ thuyền viên, không được cho người khác sử dụng hoặc sử dụng trái với các quy định của pháp luật, trường hợp bị mất Sổ thuyền viên cần báo ngay bằng văn bản cho một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên và làm thủ tục cấp lại Sổ thuyền viên theo quy định.

Như vậy, sổ thuyền viên là một loại giấy tờ quan trọng, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có trách nhiệm

- Giữ gìn và bảo quản sổ thuyền viên cẩn thận;

- Không được tẩy, xóa, sửa chữa những nội dung trong Sổ thuyền viên;

- Không được cho người khác sử dụng hoặc sử dụng trái với các quy định của pháp luật,

- Báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi mất sổ thuyền viên để làm thủ tục cấp lại sổ thuyền viên.

Đăng ký sổ thuyền viên cần có những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 53 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT về hồ sơ đăng ký cấp sổ thuyền viên như sau:

- Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên; Tải về

- Hai ảnh màu 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân chụp trong vòng sáu (06) tháng;

- Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

- Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

- Chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên);

- Văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập).

Sổ thuyền viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thủ tục đăng ký cấp sổ thuyền viên cho người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam bắt buộc phải có sổ thuyền viên hay không?
Lao động tiền lương
Thủ tục cấp lại sổ thuyền viên cho người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sổ thuyền viên
1,048 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ thuyền viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sổ thuyền viên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp khung giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào