Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ bao lâu?
Ai có trách nhiệm thực hiện nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
Theo Điều 4 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 quy định:
Trách nhiệm thực hiện nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động, đơn vị quản lý lao động trực tiếp, người quản lý lao động trực tiếp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nội quy lao động này.
2. Người lao động có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Nội quy lao động này.
3. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thể các cấp thuộc BHTGVN phối hợp với các cấp quản lý, điều hành, thường xuyên tuyên truyền, giám sát, kiểm tra người lao động thực hiện Nội quy lao động này.
Theo đó trách nhiệm thực hiện nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thuộc về:
- Người sử dụng lao động, đơn vị quản lý lao động trực tiếp, người quản lý lao động trực tiếp làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Tổ chức Công đoàn, Đoàn thể các cấp thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ bao lâu? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được làm thêm giờ không?
Theo Điều 6 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 quy định:
Làm thêm giờ
1. Tùy theo yêu cầu công việc và sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động, người lao động có thể được bố trí làm thêm giờ nhưng số giờ làm thêm phải đảm bảo không vượt quá 04 giờ làm việc trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm; trường hợp làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật lao động.
2. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật và của BHTGVN.
3. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
4. Người sử dụng lao động sắp xếp, bố trí người lao động làm thêm giờ trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc làm thêm giờ và trả lương làm thêm giờ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của BHTGVN.
Theo đó người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được làm thêm giờ. Tùy theo yêu cầu công việc và sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động, người lao động có thể được bố trí làm thêm giờ nhưng số giờ làm thêm phải đảm bảo không vượt quá số giờ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016.
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ bao lâu?
Theo Điều 8 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 quy định:
Thời giờ nghỉ ngơi
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào giờ làm việc; mỗi tuần người lao động được nghỉ 02 ngày (thứ 7 và chủ nhật).
2. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hàng năm, thời gian nghỉ là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
Cứ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
3. Người sử dụng lao động quy định lịch nghỉ hằng năm và thông báo cho người lao động biết.
4. Khi người lao động có nhu cầu nghỉ hằng năm phải làm đơn gửi người có thẩm quyền theo quy định của BHTGVN và bàn giao công việc theo sự phân công của người quản lý lao động trực tiếp.
Theo đó người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ tối thiểu 30 phút, tính vào giờ làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?