Người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển sau mỗi ca làm việc được nghỉ ngơi ít nhất bao lâu?
- Thời giờ làm việc theo ca của người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển là bao lâu?
- Người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển có được làm thêm giờ không?
- Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển sau mỗi ca làm việc là bao lâu?
Thời giờ làm việc theo ca của người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình dầu khí trên biển bao gồm các phương tiện nổi, tổ hợp các thiết bị, các kết cấu công trình được xây dựng trang bị và lắp đặt cố định, tạm thời trên biển để phục vụ các hoạt động dầu khí.
2. Phiên làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động được tính liên tục từ khi có mặt đến khi rời khỏi công trình dầu khí trên biển nhưng không bao gồm thời gian đi đường.
3. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm: thời giờ làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
Và theo Điều 4 Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định như sau:
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc thường xuyên
1. Người lao động làm việc thường xuyên theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc tối đa 12 giờ;
b. Phiên làm việc tối đa 28 ngày.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc tại công trình dầu khí trên biển vào Nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc.
Như vậy, ca làm việc của người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác bao gồm thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ giữa giờ tối đa không quá 12 giờ.
Người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển sau mỗi ca làm việc được nghỉ ngơi ít nhất bao lâu? (Hình từ Internet)
Người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển có được làm thêm giờ không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại Khoản 1 Điều 4 đối với người lao động làm việc thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ. Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 5 hoặc thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại Khoản 1 Điều 5 đối với người lao động làm việc không thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.
2. Tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày.
3. Số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50 giờ/phiên làm việc và trong mọi trường hợp không vượt quá 300 giờ/năm.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động khi làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển làm việc theo ca được phép làm thêm giờ.
Tuy nhiên, tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm không được quá 14 giờ/ngày và không vượt quá 300 giờ/năm.
Ngoài ra, trong trường hợp làm thêm giờ đặc biệt được quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2015/TT-BCT như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp đặc biệt gồm: thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh; thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản và môi trường xung quanh công trình dầu khí trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa.
2. Trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị tính vào giới hạn số giờ làm thêm trong ngày và số ngày làm việc trong phiên theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6.
3. Người sử dụng lao động phải trả lương và các chế độ khác về làm thêm giờ cho người lao động.
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị tính vào giới hạn số giờ làm thêm trong ngày và số ngày làm việc trong phiên theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BCT.
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc khai thác, thăm dò dầu khí trên biển sau mỗi ca làm việc là bao lâu?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi
1. Sau mỗi ca làm việc trên biển, người lao động được bố trí nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian nghỉ giải lao giữa ca làm việc tính vào thời giờ làm việc, trong đó tổng thời gian nghỉ giữa ca làm việc tối thiểu 60 phút.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa ca làm việc, sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc thường xuyên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó. Người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ phù hợp với tình hình công việc, nhưng không được thấp hơn 5 ngày liên tục.
Theo đó, sau mỗi ca làm việc trên biển, người lao động sẽ được nghỉ liên tục tối thiểu 10 giờ trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?