Người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu lâu?
- Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ theo trường hợp nào?
- Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được tính ra sao?
- Người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu lâu?
Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ theo trường hợp nào?
Tại Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày như sau:
Lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
1. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
2. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
3. Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ
Theo đó hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ theo các trường hợp sau:
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn là 8 giờ.
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ.
- Ngày làm việc có số giờ làm việc tiêu chuẩn từ 4 giờ đến dưới 8 giờ.
Người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu lâu? (Hình từ Internet)
Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được tính ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được tính theo công thức sau:
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (giờ)
Trong đó:
- TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
- TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
- Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định như sau:
+ Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
+ Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
- Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
- TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 11 ngày. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ
Người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ được làm thêm tối đa bao nhiêu lâu?
Tại Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm như sau:
Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.
2. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:
a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
c) Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định tại điểm a hoặc quy định tại điểm b khoản này, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư này.
3. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ được làm thêm tối đa không quá 40 giờ một tháng và không quá 300 giờ một năm.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?