Người lao động là người dân tộc thiểu số có được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Người lao động là người dân tộc thiểu số có được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Người lao động là dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những quyền gì?
- Lao động là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm như thế nào?
Người lao động là người dân tộc thiểu số có được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
Căn cứ tại Điều 20 Luật Việc làm 2013 quy định:
Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:
a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
3. Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.
Theo đó, người lao động là người dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Người lao động là người dân tộc thiểu số có được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
Người lao động là dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những quyền gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động là dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám chữa bệnh, BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng BHXH hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về BHXH hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
Lao động là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định về cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số, cụ thể như sau:
Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số
1. Nội dung hỗ trợ
a) Hỗ trợ các Trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động, gồm: Tổ chức các giao dịch việc làm (sàn/phiên giao dịch, hội chợ/ngày hội việc làm); thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công (có giao kết hợp đồng lao động) cho người lao động là người dân tộc thiểu số.
2. Cách thức thực hiện
a) Hỗ trợ Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC .
b) Hỗ trợ giới thiệu việc làm thành công: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định hiện hành.
Theo đó, hỗ trợ các trung tâm dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu, tìm kiếm, kết nối việc làm cho người lao động là người dân tộc thiểu số, gồm:
- Tổ chức các giao dịch việc làm (sàn/phiên giao dịch, hội chợ/ngày hội việc làm).
- Thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm.
- Xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?