Người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp khắc phục dịch bệnh nguy hiểm có đúng không?
- Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định như thế nào?
- Có được huy động người lao động làm thêm giờ vượt mức quy định không?
- Người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp khắc phục dịch bệnh nguy hiểm có đúng không?
- Sử dụng người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời giờ làm việc bình thường của người lao động là thời gian làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, được nhà nước quy định để đảm bảo sức khỏe, tinh thần, cân bằng cuộc sống cho người lao động.
Người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp khắc phục dịch bệnh nguy hiểm có đúng không?
Có được huy động người lao động làm thêm giờ vượt mức quy định không?
Căn cứ quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, người sử dụng lao động được huy động người lao động làm quá thời gian làm việc bình thường nhưng phải được sự đồng ý của người lao động và đảm bảo thời giờ làm thêm không quá số giờ theo quy định của pháp luật.
Người lao động không được từ chối làm thêm giờ trong trường hợp khắc phục dịch bệnh nguy hiểm có đúng không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có quy định:
Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
- Thời gian làm thêm;
- Địa điểm làm thêm;
- Công việc làm thêm.
Và tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, đối với trường hợp yêu cầu người lao động làm thêm giờ để khắc phục dịch bệnh nguy hiểm người lao động không được từ chối làm thêm giờ, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Sử dụng người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động bắt người lao động làm thêm giờ khi không được sự đồng ý của người lao động và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?