Người lao động đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ lương có được không?

Cho tôi hỏi bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội đối với những ai? Người lao động đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ lương có được không? Câu hỏi của anh Hưng (Nghệ An).

Bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội đối với những ai?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...

Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm 09 nhóm đối tượng được nêu trên.

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều này cũng quy định thêm đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ lương có được không?

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ lương có được không? (Hình từ Internet)

Đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ lương có được không?

Tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
...

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo đó, tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương, các khoản bộ sung khác được ghi trong hợp đồng lao động đã được thỏa thuận ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương này dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của.

Thực tế, có một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm giữ chân nhân viên đã sẵn sàng đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương thực tế của người đó.

Điều này là không sai. Và dĩ nhiên, mức lương đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì mức hưởng các chế độ cũng càng cao. Tuy nhiên, dù đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động toàn bộ lương, nhưng mức đóng này không được vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở làm căn cứ tính mức đóng bảo hiểm tối đa hiện nay là bao nhiêu?

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Mức lương cơ sở
..
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).

Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở đã tăng lên 1,8 triệu/tháng.

Bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bảo hiểm xã hội có thuộc khoản tiền ưu tiên thanh toán cho NLĐ khi công ty giải thể không?
Lao động tiền lương
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Cơ quan nào thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian công tác trước năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của Chính phủ trong lĩnh vực BHXH được quy định rõ ràng trong luật mới như thế nào?
Lao động tiền lương
Số điện thoại của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bổ sung thêm trách nhiệm của người sử dụng lao động trong bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Mở rộng chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội từ 01/7/2025 cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
10 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2025 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội
392 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào