Người lao động đi xuất khẩu lao động có cần đóng tiền cho doanh nghiệp tuyển chọn lao động hay không?
Các hành vi nào doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động bị cấm?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động không được phép thực hiện các hành vi sau:
- Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở các khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
- Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
- Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái với quy định của pháp luật.
- Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động thực hiện đình công trái pháp luật của nước sở tại.
- Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động không được phép lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.
Các hành vi doanh nghiệp đưa người lao động đi xuất khẩu lao động bị cấm
Người lao động đi xuất khẩu lao động có cần đóng tiền cho doanh nghiệp tuyển chọn lao động hay không?
Như phân tích ở trên, việc thu tiền của người lao động đi xuất khẩu lao động là hành vi trái pháp luật. Do đó, doanh nghiệp có hành vi này sẽ bị xử phạt theo Điều 26 Nghị định 141/2005/NĐ-CP như sau:
Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp
..
3. Phạt tiền từ 10.000.000 (mười triệu) đồng đến 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và khoản 2 Điều 9 của Nghị định này;
b) Thu phí tuyển chọn của người lao động;
c) Không đóng góp vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật;
d) Không bồi thường thiệt hại cho người lao động do vi phạm hợp đồng;
đ) Thu và quản lý tiền đặt cọc của người lao động không đúng quy định;
e) Thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động không đúng quy định;
g) Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trước khi ký kết hợp đồng đưa lao động đi làm các nghề đặc thù; ký kết hợp đồng tiếp nhận số lượng lớn lao động; hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở những nơi chưa có lao động Việt Nam hoặc chưa có Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài;
h) Thiếu trách nhiệm trong giải quyết tranh chấp gây phương hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Ngoài hình thức xử phạt chính, tùy theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn nếu vi phạm một trong các quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm a, c, d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Doanh nghiệp bị tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp vi phạm một trong các quy định tại điểm a, b, c, e và h khoản 3 Điều này.
b) Doanh nghiệp bị đình chỉ thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau khi hết thời gian bị tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
c) Doanh nghiệp bị người có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động nếu vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này hoặc bị xử phạt hành chính từ hai lần trở lên trong thời hạn 12 tháng;
d) Doanh nghiệp phải tổ chức đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước sở tại hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
đ) Doanh nghiệp phải bồi hoàn những thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh gây ra cho người lao động.
Như vậy, doanh nghiệp có hành vi thu phí tuyển chọn của người lao động sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 (mười triệu) đồng đến 15.000.000 (mười lăm triệu).
Tùy theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.
Đồng thời, doanh nghiệp bị tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Thời hiệu xử phạt hành vi thu phí tuyển chọn lao động của doanh nghiệp là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm
Thời hiệu xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là một năm, kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính; nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định này.
Như vậy, kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 1 năm. Nếu quá thời hạn thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?