Người lao động đi vệ sinh quá nhiều trong giờ làm việc có vi phạm nội quy công ty không?
Người lao động đi vệ sinh quá nhiều trong giờ làm việc có bị trừ lương hay không?
Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khấu trừ tiền lương như sau:
Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Pháp luật hiện nay có quy định về điều kiện để công ty khấu trừ lương nhân viên đó là trong trường hợp khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty theo quy định.
Theo đó, ngoài những điều kiện trên không được khấu trừ lương của người lao động trong trường hợp khác. Việc người sử dụng lao động trừ lương người lao động đi vệ sinh quá nhiều trong giờ làm việc có thể bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Người lao động đi vệ sinh quá nhiều trong giờ làm việc có vi phạm nội quy công ty không?
Người lao động đi vệ sinh quá nhiều trong giờ làm việc có vi phạm nội quy công ty không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
Nội quy lao động
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;
đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
...
Theo đó, trong nội quy lao động phải có quy định về trật tự tại nơi làm việc. Trong đó, quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động.
Theo đó, nếu nội quy lao động của công ty có quy định về hành vi vi phạm trong trật tự nơi làm việc là hành vi người lao động đi vệ sinh quá nhiều trong giờ làm việc. Thì lúc này hành vi người lao động chiếm dụng thời gian làm việc đi vệ sinh quá nhiều sẽ vi phạm nội quy công ty. Ngược lại nếu nội quy lao động, thỏa ước lao động không có quy định về việc này thì người lao động đi vệ sinh nhiều trong giờ làm việc sẽ không vi phạm nội quy lao động.
Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật khi NLĐ vi phạm nội quy công ty?
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Theo đó, người lao động vi phạm nội quy công ty thì theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức sau đây:
- Khiển trách: Đây là biện pháp kỷ luật nhẹ nhàng, thường được sử dụng trong trường hợp vi phạm nhẹ và có thể sửa chữa được. Khiển trách thường là một lời nhắc nhở, một cảnh báo đầu tiên về hành vi không phù hợp của nhân viên.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng: Đây là biện pháp kỷ luật mang tính hình phạt, nhưng vẫn còn cơ hội cho nhân viên sửa đổi hành vi của mình. Thời gian kéo dài nâng lương không quá 6 tháng có thể được sử dụng để thúc đẩy nhân viên cải thiện hành vi và tuân thủ nội quy công ty.
- Cách chức: Biện pháp này đòi hỏi sự can thiệp lớn hơn từ phía công ty, và thường được áp dụng trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn. Khi một nhân viên bị cách chức, ý nghĩa là anh ta sẽ bị loại khỏi vị trí hiện tại hoặc bị giảm bớt trách nhiệm.
- Sa thải: Đây là biện pháp kỷ luật nghiêm khắc nhất và thường được sử dụng khi nhân viên vi phạm nội quy công ty một cách nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần mà không có dấu hiệu cải thiện. Sa thải là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và nhân viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?