Người lao động có thể truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp được không?
Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là: nếu người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động họ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được bảo lưu toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp và cộng dồn với thời gian tham gia sau đó để hưởng trợ cấp thất nghiệp khi họ đáp ứng được các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 đã quy định:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính là toàn bộ thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động
Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể truy lĩnh được bảo hiểm thất nghiệp nếu như họ đáp ứng được điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động có thể truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp được không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, về hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia trong sổ bảo hiểm xã hội).
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Thứ ba, bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
+ Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:
++ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
++ Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
++ Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
+ Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.
Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị bản sao có công chứng/chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.
Trình tự, thủ tục thực hiện truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 46 Luật Việc làm 2013, được hướng dẫn bởi Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP , khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nộp các giấy tờ đó đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn tham gia hưởng hưởng để được giải quyết thủ tục bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động cần nộp hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện và đầy đủ hồ sơ làm BH thất nghiệp thì người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp trong đợt hưởng lần này nữa mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn với thời gian tham gia mới (nếu có) để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.
Giải quyết hồ sơ
Sau thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm Trung tâm dịch vụ việc làm nhận đầy đủ hồ sơ mà người lao động vẫn chưa có việc làm thì bên Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ hưởng bảo thất nghiệp cho người lao động.
Khi người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm thì sẽ được nhận giấy hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ. Đến đúng ngày ghi trong giấy hẹn thì người lao động sẽ phải lên lại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ để nhận kết quả giải quyết hồ sơ của mình.
Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động sẽ được nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, tối đa trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp tháng đầu tiên.
Do đó, tối đa trong 25 ngày làm việc kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm nhận đủ hồ sơ của người lao động thì họ sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?