Người lao động có phải tự bỏ tiền mua dụng cụ chỉnh hình khi xảy ra tai nạn lao động không?

Cho tôi hỏi người lao động có phải tự bỏ tiền mua dụng cụ chỉnh hình khi xảy ra tai nạn lao động không? Trường hợp được trợ cấp thì nếu người lao động mua máng chân nhựa sẽ được hỗ trợ bao nhiêu? Câu hỏi của chị U.P (Đà Nẵng).

Người lao động có phải tự bỏ tiền mua dụng cụ chỉnh hình khi xảy ra tai nạn lao động không?

Căn cứ tại Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, niên hạn, mức tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và hồ sơ, trình tự thực hiện.

Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn, kỹ thuật.

Như vậy, trường hợp người lao động xảy ra tai nạn lao động cần phải mua dụng cụ chỉnh hình thì người lao động sẽ được cấp tiền để mua. Do đó, người lao động không phải tự bỏ tiền mình để mua dụng cụ chỉnh hình.

Cho tôi hỏi người lao động có phải tự bỏ tiền mua dụng cụ chỉnh hình khi xảy ra tai nạn lao động không? Trường hợp được trợ cấp thì nếu người lao động mua máng chân nhựa sẽ được hỗ trợ bao nhiêu? Câu hỏi của chị U.P (Đà Nẵng).

Người lao động có phải tự bỏ tiền mua dụng cụ chỉnh hình khi xảy ra tai nạn lao động không? (Hình từ Internet)

Máng chân nhựa có phải là dụng cụ chỉnh hình không?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định:

Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).
2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính;
l) Lắp mắt giả;
m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng (niên hạn cấp) của mỗi phương tiện là 06 năm.
3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả thời gian sử dụng (niên hạn cấp) được thực hiện cùng một lần.

Theo đó, máng chân nhựa được xem là một trong những loại dụng cụ chỉnh hình khi xảy ra tai nạn lao động.

Mức tiền cấp để mua máng chân nhựa khi xảy ra tai nạn lao động là bao nhiêu?

Căn cứ tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Số TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Niên hạn cấp

Mức cấp (đồng)

1

Tay giả tháo khớp vai

03 năm

2.800.000

2

Tay giả trên khuỷu

03 năm

2.600.000

3

Tay giả dưới khuỷu

03 năm

2.000.000

4

Chân tháo khớp hông

03 năm

4.800.000

5

Chân giả trên gối

03 năm

2.200.000

6

Nhóm chân giả tháo khớp gối

03 năm

2.800.000

7

Chân giả dưới gối có bao da đùi

03 năm

1.800.000

8

Chân giả dưới gối có dây đeo số 8

03 năm

1.600.000

9

Chân giả tháo khớp cổ chân

03 năm

1.750.000

10

Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông

03 năm

2.500.000

11

Nẹp đùi

03 năm

950.000

12

Nẹp cẳng chân

03 năm

800.000

13

Nhóm máng nhựa chân và tay

05 năm

3.000.000

14

Giầy chỉnh hình

01 năm

1.300.000

15

Dép chỉnh hình

03 năm

750.000

16

Áo chỉnh hình

05 năm

1.980.000

17

Xe lắc tay

04 năm

4.100.000

18

Xe lăn tay

04 năm

2.250.000

19

Nạng cho người bị cứng khớp gối

02 năm

500.000

20

Máy trợ thính

02 năm

1.000.000

21

Răng giả

05 năm

1.000.000/chiếc

22

Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất)


4.000.000

23

Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất)


5.000.000

24

Vật phẩm phụ:




- Người được cấp chân giả

03 năm

510.000


- Người được cấp tay giả

03 năm

180.000


- Người được cấp áo chỉnh hình

05 năm

750.000

25

Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc

01 năm

300.000

26

Kính râm và gậy dò đường

01 năm

100.000

27

Đồ dùng phục vụ sinh hoạt

01 năm

1.000.000

Như vậy, mức tiền cấp để mua máng chân nhựa khi xảy ra tai nạn lao động là 3.000.000 đồng.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bị tai nạn lao động có được bảo hiểm y tế chi trả chi phí thẩm mỹ không?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 nghỉ việc do tai nạn lao động được hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Bị tai nạn lao động có được bảo hiểm y tế chi trả chi phí phục hồi chức năng hay không?
Lao động tiền lương
Khi bị tai nạn lao động có được bảo hiểm y tế trả chi phí điều trị lác hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ bị tai nạn lao động không được bảo hiểm y tế chi trả những khoản chi phí nào?
Lao động tiền lương
Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Lao động tiền lương
Xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động ra sao khi mắc thương tật trùng lặp với tổn thương trước đây?
Lao động tiền lương
Thời gian khai báo tai nạn lao động khi tai nạn trên đường đi làm về như thế nào?
Lao động tiền lương
Hạn chót nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động định kỳ 06 tháng đầu năm là khi nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
427 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào