Người lao động có được bảo lưu ngày phép năm hay không?
Người lao động có được bảo lưu ngày phép năm hay không?
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
.....
Thông qua quy định trên, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì sẽ được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương tương ứng với số ngày như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường: Có 12 ngày phép năm.
- Người lao động là người chưa thành niên, người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có 14 ngày phép năm.
- Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có 16 ngày phép năm.
Làm việc chưa đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì số ngày phép năm tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày phép năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày (quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019)
Trường hợp, trong 12 tháng làm việc, người lao động không nghỉ hết số ngày phép năm của mình thì đối với phép năm còn dư người lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về việc gộp phép năm nhưng không quá 03 năm một lần. Mặt khác, trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp cho phép người lao động gộp phép năm trước đến hết tháng 03 năm sau.
Người lao động có được bảo lưu ngày phép năm hay không?
Nghỉ ốm hưởng nguyên lương đồng thời hưởng chế độ ốm đau được không?
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có một trong những điều kiện sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Đồng thời điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
...
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
…
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động bị ốm đau trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm thì không được giải quyết chế độ ốm đau.
Vậy khi bị ốm người lao động nên nghỉ phép năm hay nghỉ theo chế độ bảo hiểm có lợi hơn?
Như vậy, qua quy định theo pháp luật về chế độ nghỉ phép năm và chế độ nghỉ ốm ta có thể thấy, số tiền nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội sẽ thấp hơn so với số tiền nghỉ ốm theo chế độ nghỉ phép, nhưng bù lại, thời gian nghỉ dài hơn rất nhiều.
Khi nghỉ ốm đau theo chế độ bảo hiểm, người lao động còn được giữ nguyên ngày phép năm.
Số ngày phép này có thể dự phòng cho những lý do khác như đi du lịch, bận việc riêng… Đặc biệt, chế độ này còn có ý nghĩa hơn đối với những lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Do đó, người lao động không nên vì cái lợi trước mắt là được nghỉ mà vẫn hưởng 100% lương để lạm dụng ngày phép khi bị ốm.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?