Người lao động chuyển đổi giới tính thì được hưởng quyền lợi lao động của giới tính nào?
Người lao động chuyển đổi giới tính thì được hưởng quyền lợi lao động của giới tính nào?
Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 chưa có quy định cụ thể về trường hợp chuyển đổi giới tính Bên cạnh đó Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 giải thích định nghĩa:
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Như vậy, người lao động trong Bộ luật Lao động 2019 không phân biệt lao động nam hay nữ, tuy nhiên cũng không đề cập tới giới tính khác.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính mới đây có đề cập về quyền lợi mà người này được hưởng, trong đó có những quyền lợi về lao động, cụ thể như sau:
- Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi.
- Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận.
Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm người chuyển đổi giới tính không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong học tập, lao động, chỉnh sửa các giấy tờ đã được cấp và không bị buộc thôi việc, buộc nghỉ học vì chuyển đổi giới tính.
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong lao động đối với người lao động chuyển đổi giới tính nhằm bảo vệ, đảm bảo công bằng cho đối tượng này. Lúc này cũng sẽ có những quy định điều chỉnh về quyền lợi lao động phù hợp nhất đối với người đã chuyển đổi giới tính,
Hiện nay người lao động được quy định trong Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có được những quyền lợi sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người lao động chuyển đổi giới tính thì được hưởng quyền lợi lao động của giới tính nào?
Người chuyển đổi giới tính sẽ được tư vấn những gì về lao động khi có nhu cầu chuyển đổi giới tính?
Theo Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính sẽ tư vấn pháp lý cho người có nhu cầu chuyển đổi giới tính nội dung tư vấn pháp lý cho người có nhu cầu chuyển đổi giới tính, người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, người đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nhưng chưa thực hiện thủ tục hộ tịch, người chuyển đổi giới tính bao gồm:
- Pháp luật về dân sự, hình sự, căn cước, lao động, hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ quân sự, tạm giữ, tạm giam
- Pháp luật khác có liên quan có quy định về giới tính.
Tư vấn sau khi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính về lao động gồm những gì?
Theo Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính sau khi người thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thành công, các cơ sở có chức năng tư vấn tâm lý cho người chuyển đổi giới tính, chuyên gia tâm lý có trách nhiệm hỗ trợ tâm lý về các vấn đề sau đây: Trong lao động cần có thái độ ứng xử khi bị kỳ thị, phân biệt, đối xử trong lao động.
Bên cạnh đó, còn tư vấn thêm các nội dung khác như:
- Trong sinh hoạt, cuộc sống:
+ Làm quen giới tính mới: quần áo, đầu tóc, trang điểm, cử chỉ, dáng đi, sử dụng nhà vệ sinh.
+ Cách ứng phó khi bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên, bối rối, giễu cợt hoặc kỳ thị của những người xung quanh.
- Trong học tập, lao động: thái độ ứng xử khi bị kỳ thị, phân biệt, đối xử trong học tập, lao động.
- Những việc cần phải làm khi gặp các vấn đề về tâm lý, tâm thần do can thiệp y khoa để chuyển đổi giới tính;
- Phòng và xử lý các tác dụng phụ các biến chứng do can thiệp y khoa để chuyển đổi giới tính;
- Các bệnh lý lây qua đường tình dục thường gặp ở những người chuyển đổi giới tính.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?