Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì xử lý như thế nào?
Thế nào là quấy rối tình dục tại nơi làm?
Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Theo khoản 3 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Nơi làm việc quy định tại Điều 3 như trên là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
Thế nào là quấy rối tình dục nơi làm việc? (Hình từ Internet)
Quấy rối tình dục nơi làm việc bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
...
Theo đó quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm các hành vi sau:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì xử lý như thế nào?
Theo quy định pháp luật hiện nay hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phải được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019). Vì thế khi người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:
(1) Người lao động có thể khiếu nại hành vi quấy rối với cấp trên để giải quyết
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định tại nội quy lao động của doanh nghiệp và Bộ luật Lao động 2019, vì thế người lao động có thể tiến hành viết đơn khiếu nại lên cấp trên quản lý của mình để giải quyết theo nội quy lao động của doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Vì vậy nếu cấp trên nhận được đơn khiếu nại của người lao động bị quấy rối thì cần phải tiến hành xác minh, xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm quy định của công ty.
Vì thế nếu người lao động bị quấy rối tình dục hãy mạnh dạn mà lên án những hành vi này, nhằm mục đích tạo một môi trường làm việc trong sạch và nói không với quấy rối tình dục.
(2) Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp
Trong trường hợp người lao động không muốn ở lại làm việc, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà không cần phải báo trước.
(3) Người lao động có thể tố giác người có hành vi quấy rối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nếu mức độ quấy rối tình dục là vô cùng nặng nề, người lao động có thể tiến hành tố giác người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, tùy theo mức độ vị phạm mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
+ Đối với xử phạt hành chính
Bên cạnh đó quấy rối tình dục nơi làm việc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động.
+ Đối với truy cứu trách nhiệm hình sự
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể.
Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi quấy rối tình dục đã tác động nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, khi người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể chọn phương án phù hợp với bản thân.
Người lao động có thể ở lại làm việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu bồi thường từ người quấy rối hoặc tố cáo hành vi của người đó trước pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?