Người làm nghề bán hàng rong có được tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Người bán hàng rong là ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì:
Buôn bán hàng rong (hay còn gọi là buôn bán dạo) được hiểu là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
Người bán hàng rong là cá nhân tự mình hằng ngày thực hiện công việc bán hàng rong nhằm mục đích sinh lời nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Người bán hàng rong phải tuân thủ các quy định về hàng hóa, địa điểm buôn bán, bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động buôn bán của mình theo các quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
Người làm nghề bán hàng rong có được tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Người làm nghề bán hàng rong có được tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
..
Theo đó, những người bán hàng rong là người làm việc một cách tự do, không theo hợp đồng lao động nên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, người bán hàng rong có nhu cầu có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu là công dân Việt Nam và từ 15 tuổi trở lên.
Các chế độ người làm nghề bán hàng rong được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
..
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
...
Như vậy, người làm nghề bán hàng rong có thể tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng 2 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Trong đó:
- Chế độ hưu trí được hưởng khi đến tuổi nghỉ hưu bao gồm: hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
- Chế độ tử tuất bao gồm: trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần cho thân nhân người lao động khi người lao động chết.
Bên cạnh đó, sắp tới đây nếu Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được xem xét thông qua thì các chế độ dành cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo khoản 3 Điều 4 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
...
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua thì người làm nghề bán hàng rong khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể hưởng 4 chế độ: chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất và bảo hiểm tai nạn lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?