Người lái cầu trục phải đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động?

Cho tôi hỏi người lái cầu trục phải đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động? Câu hỏi từ anh N.T.C (Khánh Hòa).

Người lái cầu trục phải đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động?

Căn cứ tiểu mục 3.5.4.19.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Quản lý sử dụng an toàn cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.19. Yêu cầu đối với những người làm việc với cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.19.1. Người lái cầu trục, cổng trục phải đảm bảo theo các yêu cầu tối thiểu tại mục 5.3.2 của TCVN 7549-1:2005 (ISO 124801:1997).
...

Theo đó, người lái cầu trục, cổng trục phải đảm bảo theo các yêu cầu tối thiểu tại mục 5.3.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-1:2005 (ISO 124801:1997).

Dẫn chiếu tiểu mục 5.3.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-1:2005 (ISO 12480-1:1997) quy định như sau:

Lựa chọn, trách nhiệm và yêu cầu tối thiểu đối với nhân viên
...
Người lái cần trục
5.3.1. Nhiệm vụ
Người lái cần trục phải chịu trách nhiệm vận hành cần trục đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và trong hệ thống vận hành an toàn (xem 4.1). Ở một thời điểm nào đó người lái cần trục chỉ phải đáp ứng các tín hiệu từ một người xếp dỡ tải/người báo hiệu đã được nhận biết rõ ràng (xem 6.2). Trừ khi nhận được tín hiệu dừng.
5.3.2. Yêu cầu tối thiểu
Người lái cần trục phải:
a) có đủ Trình độ
b) không dưới 18 tuổi trừ khi đang được đào tạo dưới sự giám sát trực tiếp của một người có đủ trình độ:
c) có đủ thị lực, thính giác và phản xạ:
d) có đủ thể lực để vận hành cần trục một cách an toàn;
e) có khả năng xét đoán khoảng cách, chiều cao và khoảng hở;
f) được đào tạo đầy đủ về kiểu cần trục phải vận hành và có đủ kiến thức về cần trục và các thiết bị an toàn của cần trục:
g) có đầy đủ khả năng trong việc xếp dỡ tải và báo hiệu;
h) thông thạo mọi thiết bị chữa cháy trên cần trục và đã được đào tạo để sử dụng các thiết bị này;
i) thông thạo mọi thiết bị thoát hiểm đã được trang bị trong trường hợp khẩn cấp;
j) có quyền vận hành cần trục.
CHÚ THÍCH: Phải chứng minh rằng người lái có đủ sức khoẻ để lái một cần trục trong thời gian không quá 5 năm.
5.3.3. Đào tạo người lái cần trục
ISO 9926-1 quy định việc đào tạo tối thiểu đối với người lái tập sự để phát triển kỹ năng vận hành cơ bản và truyền đạt kiến thức cần thiết để sử dụng thích hợp những kỹ năng này.

Theo đó, người lái cầu trục phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu sau:

- Có đủ Trình độ

- Không dưới 18 tuổi trừ khi đang được đào tạo dưới sự giám sát trực tiếp của một người có đủ trình độ:

- Có đủ thị lực, thính giác và phản xạ:

- Có đủ thể lực để vận hành cần trục một cách an toàn;

- Có khả năng xét đoán khoảng cách, chiều cao và khoảng hở;

- Được đào tạo đầy đủ về kiểu cần trục phải vận hành và có đủ kiến thức về cần trục và các thiết bị an toàn của cần trục:

- Có đầy đủ khả năng trong việc xếp dỡ tải và báo hiệu;

- Thông thạo mọi thiết bị chữa cháy trên cần trục và đã được đào tạo để sử dụng các thiết bị này;

- Thông thạo mọi thiết bị thoát hiểm đã được trang bị trong trường hợp khẩn cấp;

- Có quyền vận hành cần trục.

CHÚ THÍCH: Phải chứng minh rằng người lái có đủ sức khoẻ để lái một cần trục trong thời gian không quá 5 năm.

Người lái cầu trục phải đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động?

Người lái cầu trục phải đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo an toàn lao động? (Hình từ Internet)

Quy chuẩn trên không áp dụng đối với những cầu trục, cổng trục nào?

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định những yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại cầu trục, cổng trục và bán cổng trục được định nghĩa trong TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung (sau đây được gọi chung là cầu trục, cổng trục).
1.1.2. Đối với những cầu trục, cổng trục làm việc trong các điều kiện nghiêm ngặt, có phạm vi hoạt động đặc biệt (như sử dụng để di chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu khác mà pháp luật chuyên ngành quy định.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Cầu trục, cổng trục được lắp đặt sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Cầu trục, cổng trục lắp đặt, sử dụng trên các công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí.
- Cầu trục, cổng trục chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới tàu thủy, phương tiện đường sắt.
- Cầu trục, cổng trục chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.
...

Theo đó, quy chuẩn này không áp dụng đối với:

- Cầu trục, cổng trục được lắp đặt sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.

- Cầu trục, cổng trục lắp đặt, sử dụng trên các công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí.

- Cầu trục, cổng trục chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới tàu thủy, phương tiện đường sắt.

- Cầu trục, cổng trục chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.

Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cầu trục như thế nào?

Căn cứ mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:

Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục
...
4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.1. Cầu trục, cổng trục trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và được gắn tem kiểm định theo quy định.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục, cổng trục phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
4.2.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cầu trục, cổng trục:
4.2.2.1. Chu kỳ kiểm định là 03 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.
4.2.2.2. Chu kỳ kiểm định là 01 năm một lần đối với các cầu trục, cổng trục đã sử dụng trên 12 năm.
4.2.2.3. Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.
4.2.2.4. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của cầu trục, cổng trục trong quá trình sử dụng.

Theo đó, chu kỳ kiểm định định kỳ đối với cầu trục như sau:

- Chu kỳ kiểm định là 03 năm một lần đối với các cầu trục làm việc trong điều kiện làm việc bình thường.

- Chu kỳ kiểm định là 01 năm một lần đối với các cầu trục đã sử dụng trên 12 năm.

- Thời hạn kiểm định có thể rút ngắn nếu nhà chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu.

- Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể rút ngắn thời hạn kiểm định nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định về các vấn đề kỹ thuật đảm bảo an toàn của cầu trục trong quá trình sử dụng.

An toàn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty có phải hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty không trang bị đầy đủ đồng phục an toàn lao động có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ cử người giám sát thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn tại nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Để đảm bảo an toàn lao động trong tuyển khoáng, khi nào cần phải ngừng máy đập khẩn cấp?
Lao động tiền lương
Để an toàn lao động đối với băng tải trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải làm gì để cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thế nào về an toàn lao động?
Lao động tiền lương
Để bảo đảm an toàn lao động khi cấp dỡ tải đối với toa xe trong tuyển khoáng nghiêm cấm thực hiện những hành vi gì?
Lao động tiền lương
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng máy vận thăng theo Quy chuẩn kỹ thuật?
Đi đến trang Tìm kiếm - An toàn lao động
822 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào