Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Theo Điều 35 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Theo đó người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Tiêu chuẩn
a) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
d) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
đ) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
...
Theo đó người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cần đáp ứng tiêu chuẩn như sau:
- Phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất về chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Về trình độ giáo dục phổ thông cần tốt nghiệp Trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn cần tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có nhiệm vụ ra sao?
Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
...
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
3. Bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài quy định tại điểm a khoản này thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.
Riêng đối với chức danh giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
4. Đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại.
c) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
d) Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định này.
...
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?