Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy trình bổ nhiệm?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy trình bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 29 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:
Quy định chung trong thực hiện quy trình bổ nhiệm
1. Người đứng đầu đơn vị trong thực hiện quy trình bổ nhiệm: Là thủ trưởng đơn vị, người đại diện theo pháp luật của đơn vị; có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của đơn vị.
2. Hội nghị lấy ý kiến, kiểm phiếu và lưu giữ phiếu
a) Từng hội nghị thực hiện quy trình bổ nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số người được triệu tập có mặt. Kết quả thảo luận và đề xuất tại mỗi hội nghị được ghi thành biên bản.
b) Phiếu lấy ý kiến do đơn vị phát hành có đóng dấu treo của đơn vị hoặc do Ban cán sự đảng phát hành có đóng dấu treo của Ban cán sự đảng theo mẫu đính kèm tại Quyết định này;
c) Tổ chức kiểm phiếu, lập Biên bản kiểm phiếu tại đơn vị; thành phần kiểm phiếu gồm đại diện lãnh đạo đơn vị và Phòng Tổ chức cán bộ đơn vị, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (nếu có);
d) Phiếu đã kiểm được niêm phong sau kiểm phiếu có chữ ký của người tham gia kiểm phiếu, của người chứng kiến (nếu có) và lưu giữ tại đơn vị lấy phiếu theo quy định.
3. Viên chức (làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại đơn vị theo chế độ viện - trường) được tham gia lấy ý kiến như viên chức công tác tại đơn vị.
Viên chức (làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên tại đơn vị theo chế độ viện - trường) nếu được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý của đơn vị thì thực hiện như đối với nguồn nhân sự tại chỗ.
Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp trưởng đơn vị (người đứng đầu đơn vị) thì phải được điều động, tiếp nhận thành viên chức cơ hữu của đơn vị đó.
Như vậy, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế trong thực hiện quy trình bổ nhiệm có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của đơn vị.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy trình bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền
1. Trách nhiệm
a) Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét nhân sự được đề xuất;
b) Tập thể lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định cán bộ, viên chức theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình, cụ thể:
- Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập...và ý kiến đề xuất của mình.
- Cơ quan thẩm định: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Tập thể quyết định bổ nhiệm cán bộ, viên chức: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, viên chức;
d) Cán bộ, công chức, viên chức được đề xuất, giới thiệu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải chịu trách nhiệm về việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan;
đ) Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ.
2. Thẩm quyền
a) Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ các chức vụ gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế;
b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, thôi giữ các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
c) Bộ Y tế quyết định hoặc có văn bản cho phép người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế được kiêm nhiệm thêm chức vụ quản lý khác. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị không kiêm nhiệm quá 1 chức vụ cấp trưởng khác tại cùng đơn vị.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khoa/phòng không kiêm nhiệm quá 1 chức vụ quản lý khác tại cùng đơn vị.
Như vậy, thẩm quyền quyết định bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế được quy định như sau:
- Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm các chức vụ gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Độ tuổi bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Theo Điều 27 Quyết định 1289/QĐ-BYT năm 2024 quy định về điều kiện độ tuổi bổ nhiệm tại đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Y tế như sau:
(1) Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm (trọn 1 nhiệm kỳ) tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
(2) Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi bổ nhiệm phải trọn 01 nhiệm kỳ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
(3) Công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại (1).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?