Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có phải cập nhật kiến thức hàng năm không?
Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có phải cập nhật kiến thức hàng năm không?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 292/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2024/TT-BTC quy định:
Đối tượng cập nhật kiến thức
Đối tượng cập nhật kiến thức hàng năm là kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Đối với người mới được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, thì được đăng ký để hành nghề dịch vụ kế toán đến ngày 31 tháng 12 của năm sau năm được cấp chứng chỉ mà không bắt buộc phải cập nhật kiến thức, nhưng để đảm bảo điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán trong năm tiếp theo năm liền sau năm được cấp chứng chỉ, thì từ ngày 16 tháng 8 của năm được cấp chứng chỉ đến ngày 15 tháng 8 của năm liền sau năm được cấp chứng chỉ, người hành nghề phải có đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên ngày 23/4/20X0 thì Ông A không bắt buộc phải học cập nhật kiến thức để được hành nghề dịch vụ kế toán kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ đến hết 15/8/20X0. Để tiếp tục duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán từ 1/1/20X2 đến 31/12/20X2 thì Ông A phải có đủ thời gian cập nhật kiến thức năm 20X1 (từ 16/8/20X0 đến 15/8/20X1) theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 292/2016/TT-BTC.
Theo đó, người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thuộc đối tượng phải cập nhật kiến thức hàng năm.
Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có phải cập nhật kiến thức hàng năm không?
Nội dung cập nhật kiến thức của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 292/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2024/TT-BTC quy định:
Nội dung, tài liệu cập nhật kiến thức
1. Về nội dung cập nhật kiến thức:
a) Các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán; kinh nghiệm thực hành kế toán; chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
b) Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm toán; kỹ năng quản lý; chuẩn mực kiểm toán quốc tế; các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp.
2. Về tài liệu cập nhật kiến thức:
a) Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
Theo đó, nội dung cập nhật kiến thức của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là:
- Các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán; kinh nghiệm thực hành kế toán; chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
- Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm toán; kỹ năng quản lý; chuẩn mực kiểm toán quốc tế; các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp.
Lưu ý: Thông tư 23/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Ai được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Tại Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
...
Theo đó, người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011 sẽ được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
- Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?