Người dân Hà Nội cần lưu ý khi bão số 3 đổ bộ? NLĐ tại Hà Nội nghỉ làm tránh bão có được hưởng lương không?

Bão số 3 (siêu bão YAGI) đổ bộ người dân Hà Nội cần lưu ý gì? NLĐ tại Hà Nội nghỉ làm tránh bão có được hưởng lương không?

Người dân Hà Nội cần lưu ý khi bão số 3 đổ bộ?

Căn cứ theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, sáng ngày 05 tháng 9 năm 2024, bão số 3 (siêu bão YAGI) đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, xảy ra mưa to, gió giật, sét... người dân nên ở nhà và hạn chế ra đường, các phương tiện không nên đi vào những tuyến phố có nhiều cây xanh lớn vì mưa bão, gió giật thường đi kèm hiện tượng sét; luôn bật đèn xe, chú ý điều chỉnh tốc độ ổn định...

Những khu vực cần tránh:

- Khu vực lũ: Không bao giờ đến gần khu vực bị lũ. Cũng không được để trẻ em và người lớn tuổi lại gần nước lũ.

- Sát lề đường: Đây là khu vực trũng nên khi có mưa thì nước ngập sâu hơn, thậm chí còn gồ gề và có nhiều nắp cống nên bạn rất dễ bị nước cuốn làm ngã xe. Hãy cứ đi thong thả đi ở khu vực giữa của làn đường và tuyệt đối không "bon chen" lên vỉa hè. Nếu có thể hãy đi theo các vệt xe phía trước và giữ cự li an toàn để dễ xử lí khi gặp tình huống bất ngờ.

- Vị trí nằm giữa các tòa nhà cao tầng (đặc biệt là đoạn ngã tư): Đây chính là nơi hút gió, thậm chí tạo thành những cơn gió xoáy khiến bạn không thể giữ vững được tay lái. Những luồng không khí có tốc độ di chuyển chậm cũng có thể đột nhiên tăng tốc khi len lỏi qua các khoảng trống ở giữa những tòa nhà cao tầng (những khoảng trống ở giữa các tòa nhà cao tầng thường lớn hơn những nơi khác).

- Dưới gốc cây to: Các phương tiện không nên đi vào những tuyến phố có nhiều cây xanh lớn vì mưa bão, gió giật thường đi kèm hiện tượng sét. Bạn nên nhớ tuyệt đối không trú mưa dưới gốc cây, tránh các khu vực cao hơn xung quanh. Những loại cây dễ đổ là loại cây có rễ chùm như xà cừ, muồng...

- Cẩn thận với các khu vực có công trường thi công, nơi có nhiều tấm tôn, sắt lớn.

- Khu vực gần các loại xe cỡ lớn: Khi đi gần các xe cỡ lớn như xe buýt, xe tải, xe chở rác… bạn có thể bị nước bắn lên người làm hạn chế tầm nhìn hoặc nguy hiểm hơn là bị xô ngã (các xe này có thể tạo sóng mạnh ở những đoạn ngập lụt).

Đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn khi đi ra đường

- Cần chú ý quan sát các biển báo trên đường, nhất là biển báo nguy hiểm, biển báo dừng xe và các chướng ngại vật trên đường để kịp thời xử lí các sự cố, tránh gây tai nạn.

- Hạn chế đi trên cầu. Nếu có thể tìm được con đường khác bạn nên hạn chế di chuyển trên cầu cao vào những ngày mưa gió giật mạnh. Bởi càng trên cao, sức gió càng mạnh khiến bạn không thể làm chủ được tay lái của mình. Nếu bắt buộc phải đi trên cầu, bạn nên di chuyển với tốc độ chậm và cố gắng ghì người xuống xe và hạ thấp đầu để tránh bị "gió tạt bay". Tránh băng qua cầu nếu nước đang dâng cao và chảy xiết. Tránh băng qua cống nước, chúng có thể rất nguy hiểm vì nước rất xoáy và mạnh. Đã có nhiều trường hợp sụt chân xuống lỗ cống và bị nước cuốn trôi.

- Luôn bật đèn xe, chú ý điều chỉnh tốc độ ổn định. Trong thời tiết mưa bão, tầm nhìn của bạn thường bị hạn chế rất nhiều và khó điều chỉnh được xe theo ý muốn một cách linh hoạt. Do đó bạn nên chủ động bật đèn xe khi đi lại trong ngày mưa bão để nhìn rõ đường phía trước và đánh tín hiệu cho các xe đi ngược chiều. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông. Một trong những điều cần tuyệt đối tránh khi đi đường ngày mưa bão là cố gắng đi nhanh để đến địa điểm sớm. Tốc độ cao khiến sức gió thổi lớn hơn và khiến bạn không kịp điều chỉnh tay lái trong những trường hợp khẩn cấp. Đây được đánh giá là nguyên tắc đi đường ngày mưa bão cơ bản nhất.

Đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện

- Không leo trèo lên cột điện hoặc vào trạm điện; không sử dụng thiết bị điện điện không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện an toàn; không dùng dây trần làm dây dẫn điện trong nhà.

- Khi xảy ra sự cố về điện, cần lập tức cắt điện ngay, tránh để dây điện chạm xuống nền nhà, hoặc nơi bị ngập nước.

- Các thiết bị điện trong nhà cần được lắp riêng biệt cho từng tầng, có bộ phận ngắt điện riêng; vùng dân cư có nguy cơ ngập lụt cần lắp đường dây điện, ổ cắm cao trên 1,5m đề phòng bị ngập nước. Trường hợp nhà bị ngập nước mà không cắt được điện thì phải đứng trên các nơi chưa bị ngập, gọi điện hoặc kêu cứu để mọi người báo đơn vị điện lực quản lý cắt điện.

- Khi người hoặc chân tay bị ướt không được tiếp xúc với điện; các thiết bị điện bị ngấm nước, phải sấy khô mới được sử dụng. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần và cảnh báo cho mọi người chung quanh, đông thời báo đơn vị điện lực quản lý cắt điện.

- Trong mùa mưa bão, cần kiểm tra hệ thống dây và các thiết bị điện trong nhà, tránh để dột và ẩm ướt ở những nơi có điện. Khi kiểm tra xem có điện hay phải dùng bút thử điện để thử; thường xuyên kiểm tra dây dẫn từ nhà ra cột điện. Nếu phát hiện có những điểm không đảm bảo an toàn, nên báo ngay cho Điện lực. Nếu phần hư hỏng nằm phía sau đồng hồ điện thì bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới tiến hành sửa chữa.

- Gia cố lại mái che, nhà ở, đốn những cây cối cao gần cạnh nhà để phòng gió, lốc xoáy làm đổ ngã. Kiểm tra lại dây dẫn điện bên trong nhà và dây dẫn điện từ bên ngoài vào nhà. Tránh gió, lốc xoáy làm đứt rơi xuống gây tai nạn hoặc chạm chập gây cháy;

- Khi sửa chữa điện trong nhà phải ngắt cầu dao điện, thông báo cho mọi người cùng biết để không đóng điện bất ngờ. Tốt nhất là nhờ người có chuyên môn kỹ thuật về điện để sửa chữa nhằm tránh nguy cơ tai nạn hoặc chạm chập điện gây cháy sau khi mở cầu dao lên;

- Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay như máy sấy tóc, máy masage, máy mài, máy khoan… phải mang găng tay cách điện để tránh giật nếu rò điện. Khi di chuyển các dụng cụ đang cắm điện phải ngắt nguồn.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Người dân Hà Nội cần lưu ý khi bão số 3 đổ bộ? NLĐ tại Hà Nội nghỉ làm tránh bão có được hưởng lương không?

NLĐ tại Hà Nội nghỉ làm tránh bão có được hưởng lương không?

Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
...
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, NLĐ tại Hà Nội phải nghỉ việc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được trả lương theo quy định.

Như vậy NLĐ tại Hà Nội phải nghỉ việc, ngừng việc do ảnh hưởng bão thì vẫn được trả lương, cụ thể:

- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc: thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tải mẫu thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 dành cho doanh nghiệp: Tại đây.

NLĐ khu vực có bão đổ bộ được nghỉ bão bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo Mục 2 Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024 khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024 có đề cập nội dung như sau:

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:
...
3). Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
b) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:
1). Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
2). Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.
3). Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
c) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:
...

Như vậy, tuỳ theo tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão số 3 YAGI tại địa phương mà Chủ tịch Uỷ ban nhan dân tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão sẽ có những thông báo ứng phó với bão, hướng dẫn về việc kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

Trong đó, người lao động có thể sẽ bị hạn chế đi lại, đi làm trong thời gian siêu bão YAGI đổ bộ. Tuỳ theo chính sách của từng công ty và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian bão đổ bộ, thời gian được nghỉ làm sẽ do công ty chủ động phù hợp với tình hình thời tiết thực tế và chỉ thị của địa phương.

Bão số 3 YAGI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bão YAGI vào Hà Nội khi nào? NLĐ có được nghỉ làm khi bão vào Hà Nội không?
Lao động tiền lương
Các cấp độ của bão: Siêu bão số 3 YAGI mạnh như thế nào? Mẫu thông báo nghỉ Bão số 3 YAGI dành cho doanh nghiệp là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Đã công bố lịch cắt điện Hà Nội do Bão số 3 (Siêu bão Yagi) chưa? NLĐ khu vực Hà Nội có bão đổ bộ được nghỉ bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Bão YAGI tan chưa? NLĐ nghỉ làm do bão có được nhận đầy đủ lương không?
Lao động tiền lương
Người dân Hà Nội cần lưu ý khi bão số 3 đổ bộ? NLĐ tại Hà Nội nghỉ làm tránh bão có được hưởng lương không?
Lao động tiền lương
Cách phòng tránh bão số 3 (bão YAGI)? Công ty có trách nhiệm thông báo cho người lao động nghỉ làm do ảnh hưởng siêu bão YAGI đúng không?
Lao động tiền lương
Thông báo nghỉ học tránh Bão số 3 (Siêu bão YAGI)? Giáo viên nghỉ bão dạy bù được nhận lương làm thêm giờ không?
Lao động tiền lương
Cảnh báo 30 điểm ngập ở Hà Nội khi Bão số 3 đổ bộ? Có được nghỉ làm khi bão vào Hà Nội không?
Lao động tiền lương
NLĐ có nhà bị hư hỏng sau Bão số 3 (Siêu bão Yagi) được hỗ trợ bao nhiêu tiền sửa chữa?
Lao động tiền lương
Người lao động được hỗ trợ lương thực sau Bão số 3 như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bão số 3 YAGI
456 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bão số 3 YAGI

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bão số 3 YAGI

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào