Người đã là chấp hành viên có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?
Người đã là chấp hành viên có được miễn đào tạo nghề đấu giá không?
Căn cứ Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.
Theo đó, người đã là chấp hành viên thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá.
Người đã là chấp hành viên có được miễn đào tạo nghề đấu giá không? (Hình từ Internet)
Người đã là chấp hành viên thì có phải tập sự hành nghề đấu giá không?
Căn cứ Điều 13 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tập sự hành nghề đấu giá
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá và người được miễn đào tạo nghề đấu giá được tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản.
2. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.
3. Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. Đấu giá viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn, giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.
Người tập sự hành nghề đấu giá được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá.
4. Người hoàn thành thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.
5. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá thực hiện. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số đấu giá viên là thành viên.
Theo đó, người được miễn đào tạo nghề đấu giá (cụ thể là chấp hành viên) vẫn phải tham gia tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản.
Đấu giá viên bị nghiêm cấm thực hiện hành vi gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 10 Điều 73 Luật Giá 2023) quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
b) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
c) Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
d) Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
đ) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
3. Nghiêm cấm Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện các hành vi quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều này.
4. Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
b) Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
c) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
...
Theo đó, nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
- Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
- Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
- Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?