Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có gồm luật sư không?

Cho tôi hỏi hiện nay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có gồm luật sư không?

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có gồm luật sư không?

Căn cứ theo Điều 84 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:
a) Luật sư;
b) Người đại diện;
c) Bào chữa viên nhân dân;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp bị hại, đương sự về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là:

- Luật sư;

- Người đại diện;

- Bào chữa viên nhân dân;

- Trợ giúp viên pháp lý.

Như vậy, luật sư là một trong những người có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có gồm luật sư không?

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có gồm luật sư không?

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách gì?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định:

Phạm vi hành nghề luật sư
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.

Theo đó phạm vi hành nghề luật sư, luật sư tham gia tố tụng với tư cách bao gồm:

- Là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

- Là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Người hành nghề luật sư tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng đã vi phạm quy tắc đạo đức nào?

Căn cứ theo Quy tắc 28 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng như sau:

Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
28.1. Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc mà mình đảm nhận hoặc không đảm nhận nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
28.2. Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng.
28.3. Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi tham gia tố tụng, luật sư không được phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng, hành vi bỏ về là vi phạm Quy tắc 28 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền gì?
Lao động tiền lương
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có gồm luật sư không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1,862 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào