Ngoại giao cây tre là gì? Ý nghĩa của ngoại giao cây tre? Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì?
Ngoại giao cây tre là gì? Ý nghĩa của ngoại giao cây tre?
Ngoại giao cây tre là một thuật ngữ mô tả phong cách ngoại giao của Việt Nam, được giới thiệu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào ngày 22 tháng 8 năm 2016. Hình ảnh cây tre tượng trưng cho sự kiên cường, linh hoạt và bền bỉ, phản ánh cách tiếp cận ngoại giao của Việt Nam.
Ý nghĩa của ngoại giao cây tre:
- Độc lập và tự chủ: Việt Nam duy trì sự độc lập trong tư duy và hành động, không bị ảnh hưởng bởi các áp lực bên ngoài.
- Linh hoạt và thích ứng: Giống như cây tre có thể uốn cong mà không gãy, Việt Nam linh hoạt trong sách lược để thích ứng với các thay đổi của tình hình quốc tế.
- Kiên định về nguyên tắc: Dù linh hoạt, Việt Nam vẫn kiên định với các nguyên tắc cơ bản như bảo vệ lợi ích quốc gia, hòa bình và hợp tác quốc tế.
- Hòa bình và hợp tác: Ngoại giao cây tre hướng tới mục tiêu hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại.
Ngoại giao cây tre của Việt Nam không chỉ là một khái niệm mà còn là một chiến lược ngoại giao toàn diện, phản ánh bản sắc và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Phong cách ngoại giao này giúp Việt Nam duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia trong bối cảnh quốc tế phức tạp.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngoại giao cây tre là gì? Ý nghĩa của ngoại giao cây tre? Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì?
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao là ai?
Theo Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012 quy định:
- Người Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
- Phó Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao là Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định người thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với một sự kiện, vấn đề cụ thể.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì?
Theo Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012 quy định người Phát ngôn, Phó Phát ngôn, người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao/Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chỉ định phát ngôn có thẩm quyền và trách nhiệm sau:
+ Được nhân danh Bộ Ngoại giao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
+ Được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề sau:
+ Thuộc bí mật nhà nước, bí mật thuộc về nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề khác không thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
+ Những vụ việc đang trong quá trình điều tra, thanh tra, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền;
+ Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
+ Những vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.
- Căn cứ yêu cầu tình hình, Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ định các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Quy chế này.
- Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí có trách nhiệm:
+ Tổ chức họp báo định kỳ, họp báo đột xuất của Người phát ngôn, họp báo do Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương.
+ Chủ trì việc liên lạc thường xuyên với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế; tổ chức cho báo chí tiếp xúc và phỏng vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, thông tin cần cải chính hoặc cần làm rõ thêm liên quan đến nội dung báo chí đề cập, và yêu cầu cơ quan báo chí cải chính thông tin sai sự thật về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật về báo chí.
+ Kịp thời tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham khảo, sử dụng.
+ Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình thực hiện Quy chế.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?