Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nào?
- Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nào?
- Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải có chứng chỉ gì?
- Viên chức thi thăng hạng lên Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải đạt những thành tích gì trong thời gian giữ hạng thấp hơn?
Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nào?
Tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV có quy định như sau:
Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01
1. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp nghiên cứu, đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh của bộ, ngành và địa phương; đề xuất giải pháp và tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đánh giá việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn;
...
Theo đó, Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh của bộ, ngành và địa phương.
Viên chức thi thăng hạng lên Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải có thời gian giữ ngạch thấp hơn trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải có chứng chỉ gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN có quy định như sau:
Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01
..
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
...
Theo đó, Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Viên chức thi thăng hạng lên Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải đạt những thành tích gì trong thời gian giữ hạng thấp hơn?
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCN có quy định như sau:
Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.
Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả chính hoặc chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và tác giả chính của ít nhất 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí ISI có uy tín.
đ) Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) thì trong thời gian giữ hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương phải đạt được kết quả khoa học và công nghệ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nhất 05 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 03 điểm được quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên hoặc công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và ít nhất 02 điểm được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thi thăng hạng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I).
...
Theo đó, viên chức thi thăng hạng lên Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ thì trong thời gian giữ hạng chức danh Nghiên cứu viên chính hoặc tương đương phải đạt được kết quả khoa học và công nghệ như sau:
- Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc
- Là tác giả chính hoặc chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và tác giả chính của ít nhất 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí ISI có uy tín; hoặc
- Đạt ít nhất 05 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 03 điểm được quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên; hoặc
- Công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và ít nhất 02 điểm được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thi thăng hạng Nghiên cứu viên cao cấp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?