Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13, thưởng Tết hay không?
Có bắt buộc công ty phải thưởng Tết, lương tháng 13 hay không?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tại Bộ luật Lao động 2019, không có thuật ngữ giải thích cũng như quy định cụ thể về lương tháng 13. Trên thực tế, lương tháng 13 được hiểu là khoản tiền người lao động sẽ nhận được vào dịp cuối năm theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Trong khi đó, nội dung về thưởng được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, việc thưởng Tết sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, công ty không bắt buộc phải trả lương tháng 13, thưởng Tết cho người lao động.
Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13, thưởng Tết hay không? (Hình từ Internet)
Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13, thưởng Tết hay không?
Như đã phân tích, thưởng Tết và lương tháng 13 không phải là quy định bắt buộc đối với người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về nội dung thưởng Tết và lương tháng 13 trong các văn bản có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động bắt buộc phải trả các khoản tiền này.
Do đó, để xem xét người lao động nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 và thưởng Tết hay không cần căn cứ vào điều kiện, mức hưởng và thời điểm hưởng mà các bên đã thỏa thuận.
Nếu trong các văn bản kể trên có quy định thời điểm nhận lương tháng 13 và thưởng Tết trước thời điểm người lao động dự định nghỉ hoặc thỏa thuận về việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước Tết vẫn nhận được một phần hoặc toàn bộ lương tháng 13 và thưởng Tết thì người lao động sẽ nhận được khoản tiền này.
Như vậy, người lao động nghỉ việc trước Tết có được nhận lương tháng 13, thưởng Tết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần tham khảo quy chế thưởng, thỏa ước lao động, hợp đồng lao động để không bị mất đi một khoản thu nhập đáng kể khi nghỉ việc trước tết.
Tiền thưởng Tết Giáp Thìn 2024 của người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
...
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó tiền thưởng Tết Giáp Thìn 2024 của người lao động được xem là một khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?