Nghị quyết 108/NQ-CP: 10 nội dung trọng tâm nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2024 ra sao? Vì lý do kinh tế mà người lao động mất việt làm thì công ty có nghĩa vụ gì?

Vì lý do kinh tế mà người lao động mất việt làm thì công ty có nghĩa vụ gì? Nghị quyết 108/NQ-CP: 10 nội dung trọng tâm nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2024 ra sao?

Nghị quyết 108/NQ-CP: 10 nội dung trọng tâm nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2024 ra sao?

Ngày 10/07/2024, Nghị quyết 108/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được ban hành. Trong đó có nội dung về tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024.

Theo Mục I Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024 quy định thì thời gian tới, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tình hình thế giới dự báo tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, rủi ro gia tăng. Ở trong nước, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2024, Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2024 và các Nghị quyết Phiên họp của Chính phủ, các chỉ đạo thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức cận trên từ 6,5 - 7%, giảm lạm phát dưới 4,5% và thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH của năm 2024, tạo nền tảng thuận lợi và giữ đà, giữ nhịp phát triển cho năm 2025; trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả 10 nội dung trọng tâm sau:

(1) Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;

(2) Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

(3) Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các công trình, dự án quan trọng quốc gia;

(4) Chú trọng thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh;

(5) Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số quốc gia;

(6) Chú trọng hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân;

(7) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại; quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí;

(8) Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội;

(9) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ;

(10) Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan, địa phương: Từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 108/NQ-CP năm 2024.

Nghị quyết 108/NQ-CP: 10 nội dung trọng tâm nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2024 ra sao? Vì lý do kinh tế mà người lao động mất việt làm thì công ty có nghĩa vụ gì?

Nghị quyết 108/NQ-CP: 10 nội dung trọng tâm nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2024 ra sao? Vì lý do kinh tế mà người lao động mất việt làm thì công ty có nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)

Vì lý do kinh tế mà người lao động mất việt làm thì công ty có nghĩa vụ gì?

Theo khoản 4 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
...
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Theo đó trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì công ty phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019.

Nếu công ty không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019.

Trường hợp nào được coi là vì lý do kinh tế?

Theo khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
...

Theo đó những trường hợp được coi là vì lý do kinh tế gồm: khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Tình hình kinh tế Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
FED là gì? FED tăng lãi suất sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam và mức lương người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Tình hình kinh tế Việt Nam 2024 để tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5% cần 12 nhiệm vụ và giải pháp gì?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 108/NQ-CP: 10 nội dung trọng tâm nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2024 ra sao? Vì lý do kinh tế mà người lao động mất việt làm thì công ty có nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 ra sao? Vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng tới việc làm của người lao động thì doanh nghiệp có nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay ra sao? Tình hình kinh tế Việt Nam 2023 ảnh hưởng như thế nào đến người lao động?
Lao động tiền lương
Kinh tế Việt Nam 2023 thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới? Kinh tế tăng trưởng tác động mức lương người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Tình hình kinh tế Việt Nam những tháng cuối cùng năm 2023 như thế nào? Tác động đến việc làm ra sao?
Lao động tiền lương
Dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm 2023 của Việt Nam? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ảnh hưởng tới mức lương người lao động không?
Lao động tiền lương
Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy thế giới? Người lao động có vai trò như thế nào đối với kinh tế Việt Nam?
Lao động tiền lương
Tình hình kinh tế quý 3 và 9 tháng năm 2023 của Việt Nam như thế nào? Vai trò của người lao động đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2023?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tình hình kinh tế Việt Nam
426 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tình hình kinh tế Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tình hình kinh tế Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào