Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là ngày mấy? Lực lượng vũ trang hiện nay gồm những thành phần nào?

Ngày mấy là ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội? Lực lượng vũ trang hiện nay gồm những thành phần nào?

Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là ngày mấy? Đây có phải ngày lễ lớn trong nước không?

>> Lịch âm tháng 12 năm 2024 chi tiết, đầy đủ?

>> Ngày 23 tháng 11 là ngày đặc biệt gì ở Việt Nam?

>> 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không?

>> Ngày Black Friday có ý nghĩa gì? Black Friday có bao nhiêu ngày?

Ngày truyền thống được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
...

Ngày 31/5/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định 1850/QĐ-QP năm 2010 công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.

Như vậy, Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là vào ngày 19 10 hằng năm.

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:

Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo quy định thì các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội (ngày 19 10 2024 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam).

Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội

Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là ngày mấy? Lực lượng vũ trang hiện nay gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)

Lực lượng vũ trang hiện nay gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Theo đó, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm các thành phần sau:

- Quân đội nhân dân.

- Công an nhân dân.

- Dân quân tự vệ.

Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Theo đó, các trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân gồm:

- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

- Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Bảng lương của lực lượng vũ trang theo lương cơ sở 2,34 ra sao?

Tiền lương của lực lượng vũ trang thì xác định theo quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP. Cụ thể được tính bằng công thức sau:

Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.

Tham khảo bảng lương của lực lượng vũ trang theo lương cơ sở mới (là 2.34 triệu theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP) và hệ số lương quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

QNCN

...

(Một phần bảng lương của lực lượng vũ trang)

>>> Tải toàn bộ bảng lương của CBCCVC và LLVT hiện hành để xem đầy đủ, chi tiết nhất: Tại đây.

Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội là ngày mấy? Lực lượng vũ trang hiện nay gồm những thành phần nào?
Lao động tiền lương
19 tháng 10 là ngày gì, thứ mấy? Lịch âm ngày 19 tháng 10 năm 2024? Người lao động có được nghỉ làm ngày này không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội
327 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào